Trả lời người dân về công tác thực thi pháp luật

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016

Theo phản ánh của ông Dương Văn Cường, hiện nay công tác hành pháp vẫn còn hạn chế, vẫn còn trường hợp người đại diện cho pháp luật hành pháp chưa nghiêm minh như nhận hối lộ, làm luật các xe tải trên đường... Ông Dương cho rằng, để người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, không những phải xây dựng bộ luật hoàn chỉnh mà việc quan trọng hơn cả là hành pháp. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Cường đề nghị Bộ Tư pháp cho biết những giải pháp cụ thể để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống người dân.

    • Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

      Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đây là cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng định hướng cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

      Để cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; tạo cơ chế để khắc phục những bất cập, tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật như phản ánh của ông Dương Văn Cường, ngày 23/7/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2012.

      Nghị định nêu trên quy định về nội dung và hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

      Đặc biệt, Nghị định có quy định cụ thể nội dung đánh giá về tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền.

      Nghị định số 59/2012/NĐ-CP là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống.

      Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 hiện nay cũng đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

      Các giải pháp nhằm hạn chế những vướng mắc, bất cập, yếu kém mà ông Cường phản ánh sẽ được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn