Quy trình nhập kho đối với gạo dự trữ quốc gia

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/04/2020

Được biết Bộ Tài chính mới ban hành quy chuẩn mới về gạo dự trữ quốc gia, cho tôi hỏi theo quy chuẩn này thì việc nhập kho đối với gạo dự trữ quốc gia phải thực hiện theo quy trình nào? Xin cảm ơn!

    • Căn cứ Tiết 4.3 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC ban hành kèm theo Thông tư 78/2019/TT-BTC việc nhập kho đối với gạo dự trữ quốc gia phải thực hiện theo quy trình sau:

      Chuẩn bị kho

      - Làm phẳng nhẵn nền kho, tường kho.

      - Vệ sinh và sát trùng kho, các vật tư dùng để kê lót kho nhập gạo: Màng, palet, cầu đổ thóc...

      Kỹ thuật định hình gia công túi PVC bảo quản

      - Túi bảo quản kín lô gạo được gia công từ màng PVC bao gồm tấm phủ và tấm sàn. Chiều dài và chiều rộng túi lớn hơn kích thước khối hạt tối thiểu 20 cm, chiều cao túi lớn hơn từ 20 cm đến 30 cm so với chiều cao khối hạt.

      - Trải tấm sàn và xếp palet (nếu có).

      + Kiểm tra kỹ mặt nền và các mối dán của tấm sàn.

      + Trải phẳng tấm sàn theo vị trí lô gạo đã xác định.

      + Trong trường hợp sử dụng palet thì palet được xếp chắc chắn lên tấm sàn cách đều các cạnh tấm sàn từ 25 cm đến 30 cm. Yêu cầu khi xếp, điều chỉnh palet phải nhẹ tay, không được rê, kéo làm xước, rách màng. Trong lúc chưa dán kín lô gạo, phần màng nền xung quanh palet cần cuộn lại tránh bị dẫm đạp và bụi bẩn.

      - Tấm phủ được dán với tấm sàn làm kín lô gạo sau khi nhập đầy lô.

      Quy trình kiểm tra khi nhập kho

      Kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan

      Lô gạo chuyển đến nhập kho phải kèm theo Giấy xác nhận đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng nhập kho theo quy định tại Mục 2.1 của Quy chuẩn này do tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cấp.

      Kiểm tra bao bì, khối lượng gạo nhập kho

      - Kiểm tra bao bì đóng gói theo quy định tại điểm 4.2.7 và theo hợp đồng đã ký kết.

      - Gạo được qua cân 100% hoặc cân theo hình thức giám định theo thỏa thuận của các bên. Tổng số gạo giao nhận đúng với số lượng theo hợp đồng đã ký.

      - Thủ kho phải theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác khối lượng gạo nhập kho theo quy định.

      Lấy mẫu kiểm tra chất lượng của lô hàng

      Sau khi đã kiểm tra tại tiết 4.3.3.1 và 4.3.3.2 đảm bảo theo yêu cầu quy định, kỹ thuật viên đơn vị dự trữ quốc gia lấy mẫu đại diện của lô hàng theo quy định tại khoản 3.1 Mục 3 của Quy chuẩn. Kỹ thuật viên kiểm tra, phân tích chỉ tiêu chất lượng gạo theo quy định tại điểm 2.1.1 và 2.1.2 khoản 2.1 Mục 2 của Quy chuẩn.

      Kê xếp gạo trong kho

      - Các bao gạo cần được xếp ngay ngắn, thẳng hàng để mặt lô không bị lồi lõm lượn sóng. Lớp bao đầu tiên xếp nhô ra ngoài cạnh palet từ 5 cm đến 10 cm (không để các cạnh palet cọ sát vào màng PVC). Các hàng bao phía trên xếp thu dần vào sao cho đỉnh lô tạo với chân lô theo phương thẳng đứng một góc từ 3° đến 5°. Các đầu miệng bao không để quay ra phía ngoài lô.

      - Không xếp gối các đầu bao lên nhau nhằm tạo ra các khe hở để khí nạp vào nhanh chóng phân bổ đều trong toàn lô.

      - Trong cùng một lớp các bao được xếp đan khóa vào nhau (xem hình vẽ). Toàn bộ lô gạo khi xếp xong đảm bảo vững chắc không bị nghiêng, đổ trong quá trình bảo quản.

      - Gạo được xếp thành lô, mỗi lô có khối lượng không lớn hơn 300 tấn tuỳ theo kích thước, loại hình kho; đảm bảo lớp trên cùng cách trần kho không nhỏ hơn 1,5 m. Lô gạo cách tường không nhỏ hơn 0,5 m, các lô cách nhau không nhỏ hơn 0,8 m. Trường hợp không sử dụng palet, các bao gạo thuộc lớp sát nền xếp cách nhau từ 3 cm đến 5 cm để đảm bảo độ thông thoáng.

      Lớp thứ nhất (lớp lẻ)

      Lớp thứ hai (lớp chẵn)

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn