Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học để chẩn đoán

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/05/2017

Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học để chẩn đoán gồm những gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là: Ngọc Huy, hiện đang làm việc tại phòng phân phối và phát triển sản phẩm công ty dược Hậu Giang. Tôi có vấn đề thắc mắc cần được Ban biên tập giải đáp. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học để chẩn đoán gồm những gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: huy.ngoc***@gmail.com 

    • Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học để chẩn đoán được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành gồm:

      a) Đơn đăng ký lưu hành theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

      b) Tóm tắt đặc tính của sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

      c) Mẫu nhãn sản phẩm; tờ hướng dẫn sử dụng;

      d) Giấy chứng nhận GMP hoặc giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác tương đương, giấy phép lưu hành sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với sản phẩm nhập khẩu;

      đ) Phiếu phân tích chất lượng chế phẩm sinh học của cơ sở sản xuất, phiếu phân tích chất lượng chế phẩm sinh học do cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định tại Việt Nam cấp;

      e) Báo cáo về các số liệu chứng minh độ nhạy phân tích;

      g) Báo cáo về các số liệu chứng minh tính đặc hiệu của sản phẩm;

      h) Quy trình sản xuất;

      i) Tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm chế phẩm sinh học;

      k) Tài liệu nghiên cứu về độ ổn định, hồ sơ tóm tắt sản xuất từng lô của 3 lô liên tiếp và đề xuất hạn sử dụng;

      l) Báo cáo kết quả khảo nghiệm, bao gồm nội dung khảo nghiệm về độ nhạy phân tích, tính đặc hiệu của sản phẩm;

      m) Các tài liệu liên quan bao gồm: xuất xứ, lịch sử của chủng vi sinh vật gốc dùng để sản xuất chế phẩm sinh học; các tài liệu liên quan đến bản quyền và áp dụng chứng chỉ sản xuất chế phẩm sinh học (nếu có);

      n) Các thông tin kỹ thuật khác (nếu có).

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học để chẩn đoán. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn