Các nội dung nào cần được kiểm tra để truy xuất nguồn gốc lâm sản? Vấn đề này được quy định tại đâu? Đây là câu hỏi gửi về từ bạn Trần Văn Thanh (thanh thanh***@gmail.com)

"> Các nội dung nào cần được kiểm tra để truy xuất nguồn gốc lâm sản? Vấn đề này được quy định tại đâu? Đây là câu hỏi gửi về từ bạn Trần Văn Thanh (thanh thanh***@gmail.com)

">

Các nội dung nào cần được kiểm tra để truy xuất nguồn gốc lâm sản?

Các nội dung nào cần được kiểm tra để truy xuất nguồn gốc lâm sản? Vấn đề này được quy định tại đâu? Đây là câu hỏi gửi về từ bạn Trần Văn Thanh (thanh thanh***@gmail.com)

Tại Điều 42 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có quy định các nội dung kiểm tra sau:

1. Đối với khai thác lâm sản:

a) Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản;

b) Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung: thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loài gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;

c) Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này.

2. Đối với vận chuyển lâm sản:

a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương III Thông tư này;

b) Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển.

3. Đối với cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ:

a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này;

b) Lâm sản hiện có tại cơ sở;

c) Việc lưu trữ hồ sơ lâm sản.

4. Đối với lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh:

a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 17 và Mục 3 Chương III Thông tư này;

b) Lâm sản hiện có tại cửa khẩu.

5. Đối với cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng:

a) Hồ sơ động vật rừng gây nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này;

b) Động vật rừng đang nuôi.

6. Đối với nơi cất giữ lâm sản:

a) Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này;

b) Lâm sản hiện có tại nơi cất giữ,

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Ban hành Thông tư 30 về 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Thuốc bảo vệ thực vật nào được phép sử dụng tại Việt Nam?
lawnet.vn
Bãi bỏ quy định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ Quy chuẩn kỹ thuật theo thủ tục, quy trình rút ngắn từ 18/7/2023?
lawnet.vn
Bộ Khoa học và Công nghệ phân cấp cho đơn vị nào thực hiện thanh lý hợp đồng kể từ ngày 30/6/2023?
lawnet.vn
Thời hạn có giá trị của Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là bao lâu?
lawnet.vn
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm các nội dung nào?
lawnet.vn
Hình thức nộp hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm những hình thức nào?
lawnet.vn
Bao lì xì in hình quốc huy Việt Nam có vi phạm pháp luật không?
lawnet.vn
Chế độ chính sách khi tham gia bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đối với lực lượng bảo vệ và đối với cơ quan tổ chức, cá nhân là gì?
lawnet.vn
Lực lượng bảo vệ của cơ quan tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do ai quyết định thành lập?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;