Có thể ký hợp đồng làm việc cùng lúc ở hai công ty không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/10/2022

Có thể làm việc cùng lúc ở hai công ty không? Khi thực hiện hợp đồng lao động mà có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng có cần thông báo người lao động không? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động? 

Anh tôi đang làm nhân viên kỹ thuật tại một công ty điện tử, nhưng do thời gian làm việc linh động, mức lương chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nên anh tôi có ký thêm hợp đồng làm việc bán thời gian cho một công ty khác về mảng marketing, như vậy có được không?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

 

    • 1. Có thể làm việc cùng lúc ở hai công ty không?

      Tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '378147');" target='_blank'>Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định giao kết nhiều hợp đồng lao động, như sau:

      1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

      2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

      Theo đó, anh bạn có thể ký hợp đồng lao động với 2 công ty mà không vi phạm luật lao động nhưng lưu ý phải bảo đảm việc này không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung hợp đồng lao động đã giao kết.

      2. Khi thực hiện hợp đồng lao động mà có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng có cần thông báo người lao động không?

      Theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '378147');" target='_blank'>Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

      1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

      2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

      3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

      Với quy định này thì trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

      3. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động?

      Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '378147');" target='_blank'>Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

      1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

      2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

      3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

      4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

      5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

      7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

      8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

      9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

      10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

      11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

      12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

      13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

      Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ bị chấm dứt.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn