Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 31/12/2021

Liên quan đến quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Cho hỏi kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước được quy định ra sao? Rất mong sớm nhận hồi đáp.

    • Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 42 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1694/QĐ-KTNN năm 2020, như sau:

      1. Mục đích kiểm soát

      Đảm bảo cho KTVNN và thành viên khác của Đoàn KTNN tuân thủ Luật KTNN, các chuẩn mực KTNN, Quy trình kiểm toán của KTNN, Quy chế Tổ chức và hoạt động Đoàn KTNN và các quy định khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán; thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp và đưa ra kết luận, kiến nghị xác đáng.

      2. Nội dung kiểm soát

      KTVNN và các thành viên Đoàn KTNN tự kiểm soát chất lượng công việc được phân công trong suốt quá trình thực hiện nhiệm kiểm toán, bao gồm:

      a) Tuân thủ Kế hoạch kiểm toán chi tiết trong suốt quá trình kiểm toán.

      b) Thu thập bằng chứng kiểm toán đảm bảo đầy đủ, thích hợp làm cơ sở cho kết luận, kiến nghị kiểm toán; tập hợp, lưu trữ bằng chứng kiểm toán theo quy định của KTNN.

      c) Chọn mẫu và áp dụng thủ tục, phương pháp kiểm toán phù hợp với nội dung công việc, đối tượng kiểm toán.

      d) Lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của KTVNN theo đúng quy định.

      đ) Ghi chép Nhật ký kiểm toán của KTVNN theo đúng quy định.

      e) Tuân thủ chuẩn mực đạo đức, Quy chế Tổ chức và hoạt động Đoàn KTNN, các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán, các quy định khác có liên quan.

      3. Phạm vi kiểm soát

      Phạm vi kiểm soát của KTVNN là toàn bộ công việc kiểm toán được giao và hồ sơ, tài liệu làm việc của KTVNN.

      4. Trách nhiệm, quyền hạn

      a) Trách nhiệm

      - Kiểm tra, soát xét và chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, kết quả công việc được giao và tài liệu, giấy tờ làm việc.

      - Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, hồ sơ và giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan theo yêu cầu của đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán; ký biên bản làm việc với đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.

      - Chịu trách nhiệm thu thập, quản lý bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp với kết quả, kết luận, kiến nghị kiểm toán.

      - Thực hiện các ý kiến kiểm soát của Trưởng Đoàn KTNN, Kiểm toán trưởng, KTNN theo sự chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ kiểm toán.

      b) Quyền hạn

      - Báo cáo Tổ trưởng Tổ kiểm toán về các vi phạm của các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.

      - Từ chối cung cấp theo yêu cầu của đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán những thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung công việc mà đơn vị, cá nhân đó thực hiện.

      5. Trình tự, thủ tục kiểm soát

      a) Thực hiện kiểm soát theo tiến độ công việc và theo trình tự phát sinh các tài liệu, giấy tờ làm việc của KTVNN.

      b) Kiểm tra, rà soát tài liệu, giấy tờ làm việc trước khi nộp cho Tổ trưởng đưa vào lưu trữ.

      6. Tài liệu để Kiểm toán viên thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán

      a) Nhật ký làm việc của KTVNN.

      b) Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của KTVNN.

      c) Tài liệu, giấy tờ làm việc; bằng chứng kiểm toán, gồm cả bằng chứng kiểm toán là hồ sơ, tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập (bằng chứng chứng minh cho các sai sót, hạn chế của đơn vị và bằng chứng chứng minh đơn vị đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tiết kiệm hiệu quả ngân sách, tiền và tài sản nhà nước). Bằng chứng kiểm toán có liên quan đến các phát hiện, kết quả kiểm toán (các thông tin, tài liệu, ghi chép kế toán và các thông tin khác liên quan đến nội dung kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu thuế, kiểm tra, đối chiếu khác do kiểm toán viên thu thập; các bản tính toán, phân tích, điều tra, phỏng vấn, phim, ảnh, băng ghi âm, ghi hình… do KTVNN thu thập, lập làm căn cứ để hình thành ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị về nội dung được kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu thuế, kiểm tra, đối chiếu khác; ý kiến của chuyên gia, Biên bản kiểm tra hiện trường, kho, quỹ...).

      d) Các tài liệu khác có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ được phân công.

      Trân trọng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn