Viên chức đăng kiểm hạng 4 cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?

Xin hỏi cần đáp ứng điều kiện gì về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thì mới trở thành viên chức đăng kiểm hạng 4? - Câu hỏi của Văn Minh (Hải Dương).

Viên chức đăng kiểm hạng 4 cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức đăng kiểm hạng 4 như sau:

Viên chức đăng kiểm hạng IV - Mã số: V.12.31.04

1. Nhiệm vụ:

a) Tiếp nhận yêu cầu công việc đăng kiểm; cấp phát hồ sơ đăng kiểm theo quy định của pháp luật; ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm; thống kê, báo cáo; tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm;

b) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện việc đăng kiểm theo nhiệm vụ được phân công; trực tiếp thực hiện việc đăng kiểm trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Đánh giá quá trình thực hiện công việc được giao, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn để ngăn ngừa sự cố và tai nạn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc được giao;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm được các nguyên tắc, quy định, thủ tục và nội dung hướng dẫn nghiệp vụ, mục tiêu quản lý của lĩnh vực đăng kiểm;

b) Nắm vững trình tự, thủ tục, quy trình thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân công;

c) Có khả năng thực hiện các nghiệp vụ về công tác đăng kiểm trong phạm vi được phân công;

d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV:

Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng V và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng V tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Như vậy, để trở thành viên chức đăng kiểm hạng 4 cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sau đây:

+) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

+) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm.

 

(Hình từ Internet)

Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV được áp dụng hệ số lương là bao nhiêu?

Theo Điều 9 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định hệ số lương của chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV như sau:

Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm

1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, trường hợp viên chức chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này thì thực hiện như sau:

a) Nếu viên chức còn thời hạn dưới 05 năm (60 tháng) công tác tính đến thời điểm nghỉ hưu thì tiếp tục được giữ ngạch hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo ngạch hiện hưởng;

b) Nếu viên chức còn thời hạn từ 05 năm (60 tháng) công tác trở lên, trong thời hạn 03 năm (36 tháng) cơ quan sử dụng viên chức có trách nhiệm bố trí để viên chức học tập đảm bảo đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm theo quy định tại Thông tư này. Sau thời gian quy định tại điểm này, nếu viên chức không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét bố trí công việc khác phù hợp hoặc hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định.

2. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

b) Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

c) Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

d) Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

...

Theo đó, chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Để trở thành viên chức đăng kiểm 4 cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về đạo đức nghề nghiệp?

Tại Điều 3 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp với viên chức đăng kiểm 4 như sau:

- Chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

- Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, tự nâng cao trình độ, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, người điều khiển xe ô tô sử dụng điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe bị thu hồi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, bằng lái xe hạng B1 có được lái xe ô tô nữa không?
lawnet.vn
Tai nạn giao thông được phân loại thế nào? Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm các hoạt động nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, biển số xe nào được đưa ra đấu giá? Người trúng đấu giá biển số xe có quyền chuyển nhượng biển số xe không?
lawnet.vn
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 01/9/2024 đến 30/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí trước bạ của xe ô tô năm 2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Luật Đường bộ 2024 quy định công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ gồm các công trình nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;