Phạm vi hành lang bảo vệ luồng xác định thế nào?

Trong hoạt động quản lý đường thủy nội địa thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định thế nào?

Điều 33 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng như sau:

Phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định từ mép luồng trở ra mỗi bên, đối với luồng đã có trong quy hoạch được phê duyệt thì xác định theo cấp kỹ thuật quy hoạch, cụ thể như sau:

- Phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng không nằm sát bờ

+ Đối với luồng đường thủy nội địa trên hồ, vịnh, cửa sông ra biển, ven bờ biển và luồng cấp đặc biệt: từ 20 m đến 25 m;

+ Đối với luồng đường thủy nội địa cấp I, cấp II: từ 15 m đến 20 m;

+ Đối với luồng đường thủy nội địa cấp III, cấp IV: từ 10 đến 15 m;

+ Đối với luồng đường thủy nội địa cấp V, cấp VI: là 10 m.

- Phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng nằm sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ ít nhất là 5 m; trường hợp luồng đi qua khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Căn cứ đặc điểm của từng khu vực, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định cụ thể mép bờ tự nhiên để phục vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

- Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên và thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt.

- Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang bảo vệ luồng hàng hải thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang luồng hàng hải.

- Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều và pháp luật về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.

- Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn bảo vệ nguồn nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang bảo vệ luồng.

- Khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng luồng đường thủy nội địa, chủ đầu tư dự án phải căn cứ vào quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để xác định rõ cấp kỹ thuật của luồng đường thủy nội địa, đồng thời xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, thực hiện cắm mốc chỉ giới sau khi hoàn thành dự án.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 84 là của tỉnh nào? Biển số xe 84 chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 82 là của tỉnh nào? Biển số xe 82 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 83 là của tỉnh nào? Biển số xe 83 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 81 là của tỉnh nào? Biển số xe 81 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 80 là của tỉnh nào? Biển số xe 80 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 79 là của tỉnh nào? Biển số xe 79 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 78 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 78 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 77 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 77 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 76 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 76 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 75 là của tỉnh nào? Người lái xe phải dừng lại để bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;