Biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu là gì?

Biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu là gì? Cấp và sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu như thế nào? Kinh phí cho hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu ra sao? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng bảo vệ trên tàu là gì?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

1. Biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu là gì?

Tại Điều 14 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu làm bằng mica hoặc nhựa cứng, có kích thước 50 mm x 84 mm đeo ở trên áo trang phục phía ngực trái.

2. Phần trên của biển hiệu: nền màu xanh sẫm, rộng 11 mm, giữa ghi hàng chữ màu đỏ tên doanh nghiệp vận tải đường sắt quản lý trực tiếp cán bộ, nhân viên bảo vệ trên tàu: cao 05 mm, in đứng có đủ dấu (nếu không đủ chiều dài thì cho phép viết tắt).

3. Phần dưới của biển hiệu: nền màu trắng, phía trái là ảnh bán thân; phía phải là họ và tên chữ màu xanh đậm da trời, nét chữ in đứng, đủ dấu, cao 07 mm. Dưới dòng chữ ghi họ tên là chức danh, nét chữ đứng, đủ dấu, cao 05 mm. Dưới dòng chữ ghi chức danh là mã số và số thứ tự của cán bộ, nhân viên bảo vệ.

4. Mẫu biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Cấp và sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu như thế nào?

Tại Điều 15 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về cấp và sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Việc cấp trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt căn cứ tình hình hoạt động cụ thể để quyết định.

2. Những người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu có trách nhiệm:

a) Mặc trang phục, mang sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định khi làm nhiệm vụ;

b) Bảo quản, giữ gìn các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu;

c) Trường hợp mất hoặc hư hỏng phải báo ngay cho thủ trưởng doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra hậu quả;

d) Nghiêm cấm việc cho mượn và sử dụng không đúng mục đích các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu;

đ) Lực lượng bảo vệ trên tàu được trang bị máy bộ đàm, máy ảnh, máy ghi âm, camera, đèn pin và các thiết bị cần thiết khác cho công tác bảo vệ trên tàu.

3. Kinh phí cho hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu ra sao?

Tại Điều 16 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về kinh phí cho hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Kinh phí cho hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu được tính trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tài trợ, ủng hộ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng bảo vệ trên tàu là gì?

Tại Điều 17 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công an đối với lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ Công an, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện nghiệp vụ và bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ cho lực lượng bảo vệ trên tàu.

2. Chủ trì tổ chức thực hiện việc huấn luyện nghiệp vụ và bổ túc nghiệp vụ định kỳ cho lực lượng bảo vệ trên tàu theo kế hoạch đã thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.

3. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc xây dựng chương trình, nội dung huấn luyện, tổ chức huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu, quản lý và theo dõi, lưu giữ hồ sơ liên quan đến công tác huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu đối với cơ quan được giao nhiệm vụ.

4. Xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 18 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải đối với lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu, trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện các quy định của Nghị định này.

2. Hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt xây dựng và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng và bổ túc định kỳ nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu.

Tại Điều 19 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Tổ chức và quản lý lực lượng bảo vệ bảo đảm trật tự, an toàn trên các đoàn tàu thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra chuyên ngành đường sắt, các cơ quan công an, chính quyền địa phương để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trên tàu, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của hành khách và người thuê vận tải.

2. Chịu trách nhiệm cấp trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ trên tàu và các chi phí khác cho hoạt động bảo vệ trên tàu do doanh nghiệp quản lý; quy định niên hạn sử dụng cho các loại trang phục, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu.

3. Căn cứ vào yêu cầu, tính chất và quy mô của các đoàn tàu để quyết định hình thức tổ chức, bố trí lực lượng. Chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy bảo vệ trên tàu. Đôn đốc, kiểm tra các hoạt động bảo vệ trên tàu.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo vệ trên tàu.

5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an xây dựng kế hoạch huấn luyện và bổ túc nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ trên tàu, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng và bổ túc định kỳ nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu; phối hợp với cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an trong việc huấn luyện và bổ túc định kỳ nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ trên tàu.

6. Định kỳ ngày 20 tháng 12 hằng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an các nội dung sau:

a) Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý;

b) Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu được đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Nghị định này;

c) Kết quả hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu;

d) Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định và đề xuất, kiến nghị.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 84 là của tỉnh nào? Biển số xe 84 chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 82 là của tỉnh nào? Biển số xe 82 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 83 là của tỉnh nào? Biển số xe 83 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 81 là của tỉnh nào? Biển số xe 81 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 80 là của tỉnh nào? Biển số xe 80 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 79 là của tỉnh nào? Biển số xe 79 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 78 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 78 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 77 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 77 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 76 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 76 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 75 là của tỉnh nào? Người lái xe phải dừng lại để bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;