Trẻ em khuyết tật đi học tiểu học công lập được hưởng học bổng hằng tháng bao nhiêu tiền?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/11/2022

Trẻ em khuyết tật đi học tiểu học công lập được hưởng học bổng hằng tháng bao nhiêu tiền? Có phải đánh giá những môn học được miễn cho trẻ em khuyết tật học giáo dục hòa nhập tiểu học không? Ai có quyền miễn giảm môn học cho trẻ em khuyết tật học giáo dục hòa nhập tiểu học? 

Xin chào ban biên tập, tôi vừa mới vào làm giáo viên một trường tiểu học công lập, trong trường có một lớp có trẻ khuyết tật học giáo dục hòa nhập, tôi được giao phụ trách vấn đề về hỗ trợ cho bé đó, cho tôi hỏi thì khi bé đi học thì nghe nói hằng tháng sẽ được hỗ trợ tiền học bổng có đúng không? Đối với những môn được miễn cho bé thì có phải đánh giá đạt không hay không cần phải đánh giá? Xin được giải đáp.

    • 1. Trẻ em khuyết tật đi học tiểu học công lập được hưởng học bổng hằng tháng bao nhiêu tiền?

      Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC' onclick="vbclick('35E23', '380430');" target='_blank'>Điều 7 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập như sau:

      1. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

      Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học.

      Không áp dụng chế độ này đối với các đối tượng người khuyết tật đã được hưởng học bổng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

      2. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học.

      Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

      3. Các cơ sở giáo dục công lập có người khuyết tật đang theo học được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua sách, tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung, đảm bảo ở mức tối thiểu.

      Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch, cơ sở giáo dục căn cứ vào số người khuyết tật đang học, các dạng tật để lập phương án mua sắm (tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung) và dự toán kinh phí chi tiết gửi cơ quan chủ quản phê duyệt để tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở dự toán kinh phí được phê duyệt và căn cứ vào đặc điểm thực tế của cơ sở giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện mua sắm theo quy định.

      Như vậy, trẻ em khuyết tật đi học giáo dục hòa nhập tại cơ sở tiểu học công lập sẽ được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, theo đó 80% mức lương cơ sở sẽ là 1.192.000 đồng.

      Ngoài ra trẻ em khuyết tật khi đi học cũng sẽ được hưởng chế độ miễn, giảm học phí và được hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập quy định trên.

      2. Có phải đánh giá những môn học được miễn cho trẻ em khuyết tật học giáo dục hòa nhập tiểu học không?

      Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC' onclick="vbclick('35E23', '380430');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định đánh giá kết quả giáo dục như sau:

      1. Việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

      2. Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.

      3. Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.

      Theo đó, sẽ không thực hiện việc đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục mà trẻ em khuyết tật đi học được miễn.

      3. Ai có quyền miễn giảm môn học cho trẻ em khuyết tật học giáo dục hòa nhập tiểu học?

      Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC' onclick="vbclick('35E23', '380430');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục như sau:

      1. Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

      2. Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

      Như vậy, hiệu trưởng trường tiểu học có quyền quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp cho trẻ em khuyết tật học giáo dục hòa nhập tiểu học.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn