Tổng hợp lời chúc ngày 20 tháng 11 năm 2024 ý nghĩa, ngắn gọn?
Tổng hợp lời chúc ngày 20 tháng 11 năm 2024 ý nghĩa, ngắn gọn?
Căn cứ Điều 75 Luật Giáo dục 2019 quy định ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Dưới đây là một số lời chúc ngày 20 tháng 11 năm 2024 ý nghĩa, ngắn gọn:
1. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúc thầy/cô sức khỏe dồi dào, luôn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết để truyền cảm hứng cho bao thế hệ học trò!
2. Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam! Chúc thầy/cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý!
3. 20/11, kính chúc thầy/cô luôn vui vẻ, sức khỏe và thành công, để tiếp tục dìu dắt và mở rộng tri thức cho các thế hệ tương lai!
4. Chúc mừng ngày 20/11! Cảm ơn thầy/cô đã luôn nhiệt huyết và tận tâm, dẫn dắt chúng em đi trên con đường tri thức.
5. Kính chúc thầy/cô ngày 20/11 thật ý nghĩa, nhiều niềm vui, sức khỏe và thành công trong sự nghiệp dạy học của mình!
6. 20/11, chúc thầy/cô thật nhiều sức khỏe và niềm vui! Cảm ơn thầy/cô đã không ngừng truyền dạy và nâng cánh ước mơ cho chúng em.
7. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, em kính chúc thầy/cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Cảm ơn thầy/cô vì đã mang đến cho em nguồn tri thức vô giá!
8. Ngày 20/11, xin gửi lời tri ân chân thành đến thầy/cô – những người lái đò thầm lặng nhưng cao cả. Chúc thầy/cô luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc!
9. 20/11 chúc thầy/cô thật nhiều niềm vui, sức khỏe và luôn giữ mãi tinh thần nhiệt huyết, yêu nghề!
10. Xin kính chúc các thầy cô giáo một ngày 20/11 ý nghĩa, ngập tràn niềm vui. Cảm ơn thầy/cô vì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục!
11. Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam! Kính chúc thầy/cô luôn vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc trên con đường giáo dục!
12. Nhân ngày 20/11, kính chúc thầy/cô thật nhiều sức khỏe và niềm vui. Cảm ơn thầy/cô vì đã đồng hành cùng chúng em trong những năm tháng học trò!
13. Cảm ơn thầy/cô vì đã luôn kiên nhẫn, tận tâm dìu dắt chúng em. Chúc thầy/cô ngày 20/11 thật nhiều sức khỏe và niềm vui!
14. Kính chúc thầy/cô ngày Nhà giáo Việt Nam vui vẻ, sức khỏe và hạnh phúc. Cảm ơn thầy/cô vì những bài học bổ ích và sự tận tâm không ngừng nghỉ!
15. Nhân ngày 20/11, em kính chúc thầy/cô luôn vui tươi, mạnh khỏe và hạnh phúc. Cảm ơn thầy/cô đã không ngừng truyền cảm hứng cho chúng em!
Tổng hợp lời chúc ngày 20 tháng 11 năm 2024 ý nghĩa, ngắn gọn? (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của giáo viên là bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm:
Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
[...]
Như vậy, thời hạn làm việc của giáo viên được quy định như sau:
[1] Đối với giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
[2] Đối với giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học
- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Định mức tiết dạy của giáo viên trong một tuần là bao lâu?
Căn cứ Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy:
Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
[...]
Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên trong một tuần được quy định như sau:
- 23 tiết đối với giáo viên tiểu học
- 19 tiết đối với giáo viên trung học cơ sở.
- 17 tiết đối với giáo viên trung học phổ thông
- 12 tiết đối với giáo viên trường dự bị đại học
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.