Tổng hợp các môn thi vào lớp 10 năm 2025 của 63 tỉnh, thành cập nhật mới nhất?

Tổng hợp các môn thi vào lớp 10 năm 2025 của 63 tỉnh, thành cập nhật mới nhất? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh trung học phổ thông?

Tổng hợp các môn thi vào lớp 10 năm 2025 của 63 tỉnh, thành cập nhật mới nhất?

Dưới đây là tổng hợp các môn thi vào lớp 10 năm 2025 của 63 tỉnh, thành cập nhật mới nhất:

STT

Tỉnh/thành

Các môn thi vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

1

An Giang

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

3

Bắc Giang

Tiếp tục cập nhật

4

Bắc Kạn

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

5

Bạc Liêu

Tiếp tục cập nhật

6

Bắc Ninh

Tiếp tục cập nhật

7

Bến Tre

Tiếp tục cập nhật

8

Bình Định

Tiếp tục cập nhật

9

Bình Dương

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

10

Bình Phước

Tiếp tục cập nhật

11

Bình Thuận

Tiếp tục cập nhật

12

Cà Mau

Tiếp tục cập nhật

13

Cần Thơ

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

14

Cao Bằng

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

15

Đà Nẵng

Tiếp tục cập nhật

16

Đăk Lăk

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

17

Đăk Nông

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

18

Điện Biên

Tiếp tục cập nhật

19

Đồng Nai

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

20

Đồng Tháp

Tiếp tục cập nhật

21

Gia Lai

Xét tuyển (riêng trường THPT chuyên Hùng Vương thi 4 môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, môn chuyên)

22

Hà Giang

Toán, Ngữ văn, Lịch sử và địa lý

23

Hà Nội

Tiếp tục cập nhật

24

Hà Nam

Tiếp tục cập nhật

25

Hà Tĩnh

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

26

Hải Dương

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

27

Hải Phòng

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

28

Hậu Giang

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

29

Hòa Bình

Tiếp tục cập nhật

30

Hưng Yên

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

31

Khánh Hòa

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

32

Kiên Giang

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

33

Kon Tum

Tiếp tục cập nhật

34

Lai Châu

Tiếp tục cập nhật

35

Lâm Đồng

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

36

Lạng Sơn

Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Thí sinh dự thi vào Trường THPT chuyên Chu Văn An, ngoài các môn thi chung, học sinh sẽ thi thêm 1 bài thi môn chuyên theo nguyện vọng đăng ký

37

Lào Cai

Tiếp tục cập nhật

38

Long An

Tiếp tục cập nhật

39

Nam Định

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga)

40

Nghệ An

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Pháp)

41

Ninh Bình

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

42

Ninh Thuận

Tiếp tục cập nhật

43

Phú Thọ

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

44

Phú Yên

Tiếp tục cập nhật

45

Quảng Bình

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

46

Quảng Nam

Toán, Ngữ văn, môn thứ 3 dự kiến là Tiếng Anh

47

Quảng Ngãi

Tiếp tục cập nhật

48

Quảng Ninh

Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc).

49

Quảng Trị

Tiếp tục cập nhật

50

Sóc Trăng

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

51

Sơn La

Tiếp tục cập nhật

52

Tây Ninh

Tiếp tục cập nhật

53

Thái Bình

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

54

Thái Nguyên

Tiếp tục cập nhật

55

Thanh Hóa

Tiếp tục cập nhật

56

Thừa Thiên Huế

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp hoặc Tiếng Nhật).

57

Tiền Giang

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

58

TP HCM

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

59

Trà Vinh

Tiếp tục cập nhật

60

Tuyên Quang

Tiếp tục cập nhật

61

Vĩnh Long

Xét tuyển (riêng trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm thi 4 môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, môn chuyên)

62

Vĩnh Phúc

Toán, Ngữ văn, môn thứ 3 dự kiến là bài thi tổ hợp

63

Yên Bái

Tiếp tục cập nhật

Lưu ý: Tổng hợp các môn thi vào lớp 10 năm 2025 của 63 tỉnh, thành cập nhật đến ngày 18/02/2025.

Tổng hợp các môn thi vào lớp 10 năm 2025 của 63 tỉnh, thành cập nhật mới nhất?

Tổng hợp các môn thi vào lớp 10 năm 2025 của 63 tỉnh, thành cập nhật mới nhất? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh trung học phổ thông?

Căn cứ Điều 9 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định phương thức tuyển sinh trung học phổ thông:

Điều 9. Phương thức tuyển sinh trung học phổ thông
1. Hằng năm tổ chức 01 (một) lần tuyển sinh trung học phổ thông.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo 01 (một) trong 03 (ba) phương thức: xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
a) Xét tuyển: căn cứ xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
b) Thi tuyển: thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển: thực hiện kết hợp theo quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.

Theo đó, có 03 phương thức tuyển sinh trung học phổ thông như sau:

- Xét tuyển: căn cứ xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

- Thi tuyển:

- Kết hợp thi tuyển với xét tuyển

Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo đó, mục tiêu của giáo dục phổ thông là nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;