Phải là phó giáo sư trở lên mới có thể làm giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/09/2022

Phải là phó giáo sư trở lên mới có thể làm giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ? Một nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ có thể có bao nhiêu người hướng dẫn?

Xin chào ban biên tập, em đang học đại học và có mục tiêu sẽ học lên tới tiến sĩ, em thấy ở trường em đa số các thầy cô giảng viên dạy trình độ tiến sĩ đều là phó giáo sư, vậy chỉ có phó giáo sư trở lên mới được làm giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải không? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

    • 1. Phải là phó giáo sư trở lên mới có thể làm giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ?

      Căn cứ Điều 4 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('75431', '376769');" target='_blank'>Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ như sau:

      1. Giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ phải đáp ứng những yêu cầu sau:

      a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) và những quy định pháp luật khác có liên quan;

      b) Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với các học phần, môn học (sau đây gọi chung là học phần) đảm nhiệm trong chương trình đào tạo;

      c) Có năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và triển khai những hoạt động trao đổi, hợp tác quốc tế về lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm trong chương trình đào tạo tiến sĩ.

      2. Người chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư phải đáp ứng thêm những yêu cầu sau:

      a) Có thời gian giảng dạy ở trình độ đại học hoặc thạc sĩ từ 01 năm (12 tháng) trở lên kể từ khi có bằng tiến sĩ;

      b) Trong thời gian 05 năm (60 tháng) tính đến thời điểm được phân công giảng dạy có công bố liên quan đến chuyên môn giảng dạy với vai trò là tác giả đứng tên đầu hoặc tác giả liên hệ của 02 bài báo, báo cáo khoa học trong các ấn phẩm được tính tới 0,75 điểm trở lên theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định; hoặc là tác giả hoặc đồng tác giả của 01 sách chuyên khảo do các nhà xuất bản trong nước và quốc tế phát hành hoặc của 01 chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế phát hành (sau đây gọi chung là tác giả chính);

      c) Đối với giảng viên giảng dạy những chương trình thuộc lĩnh vực nghệ thuật có thể thay thế yêu cầu tại điểm b khoản này bằng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân do nhà nước trao tặng.

      Như vậy, không nhất thiết phải có chức danh phó giáo sư trở lên mới có thể làm giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ. Đối với những giảng viên là tiến sĩ chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư cũng có thể giảng dạy trình độ tiến sĩ nhưng phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định trên.

      2. Một nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ có thể có bao nhiêu người hướng dẫn?

      Theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('75431', '376769');" target='_blank'>Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn của người hướng dẫn nghiên cứu sinh như sau:

      1. Người hướng dẫn chính, người hướng dẫn phụ và người hướng dẫn độc lập nghiên cứu sinh phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này.

      2. Trong thời gian 05 năm (60 tháng) tính đến thời điểm có quyết định công nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh, người hướng dẫn chính, người hướng dẫn độc lập, người đồng hướng dẫn khi không phân biệt giữa hướng dẫn chính và hướng dẫn phụ phải có thêm kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn liên quan tới đề tài luận án hướng dẫn, cụ thể như sau:

      a) Là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus) hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 4,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả); hoặc

      b) Là tác giả hoặc đồng tác giả của ít nhất 01 kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia hoặc quốc tế; hoặc của ít nhất 01 giải thưởng chính thức của cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao.

      3. Mỗi nghiên cứu sinh có 01 hoặc 02 người hướng dẫn, trong đó có 01 người là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo hoặc có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật; làm việc theo chế độ trọn thời gian tại cơ sở đào tạo với thời hạn của hợp đồng phù hợp với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa của nghiên cứu sinh.

      Theo đó, mỗi nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ sẽ có 01 hoặc 02 người hướng dẫn đáp ứng các điều kiện quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn