Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên?

Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên? Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên? Phương pháp lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên? Đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên khi lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ như thế nào?

Nhờ anh/chị tư vấn!

1. Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên?

Tại Điều 3 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:

1. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên.

2. Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên phải bảo đảm phù hợp với chương trình đào tạo chính khóa; phù hợp với ngành, nghề đào tạo, lĩnh vực đào tạo, thuần phong mỹ tục Việt Nam và không trái với quy định của pháp luật.

3. Việc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên phải đảm bảo tính logic, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, gắn liền với thực tiễn, phù hợp với quy định tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các cấp trình độ.

4. Quá trình tổ chức lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và doanh nghiệp.

5. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, thời lượng, phương pháp, chất lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên.

2. Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:

1. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên nhưng không vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ sơ cấp và không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

2. Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên bảo đảm phù hợp với chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Phương pháp lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định phương pháp lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:

1. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ là một nội dung độc lập, được lồng ghép trong chương trình chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa một cách logic, khoa học và phù hợp.

2. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên được lồng ghép vào từng mô-đun, môn học, bài giảng cụ thể hoặc được thiết kế thành các mô-đun, môn học độc lập của khóa học.

3. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên là nội dung bắt buộc hoặc không bắt buộc của khóa học.

4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên khi lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên khi lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ như sau:

1. Việc đánh giá kết quả học tập kiến thức, kỹ năng bổ trợ của học sinh, sinh viên được thực hiện thông qua kết quả kiểm tra cuối mỗi môn học có lồng ghép kiến thức, kỹ năng bổ trợ.

2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định cụ thể về việc đánh giá kết quả học tập kiến thức, kỹ năng bổ trợ của học sinh, sinh viên.

3. Kết quả học tập kiến thức, kỹ năng bổ trợ là một trong các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo theo Quyết định 1137 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn tả cây ăn quả ngắn gọn lớp 4 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh Trung cấp Công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 2 cấp phổ thông và sinh viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã Sở GDĐT và Mã Hội đồng thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp phổ thông và sinh viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 103 trường ĐH-CĐ xét thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;