Mẫu nhận xét học bạ cấp tiểu học theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025?
Mẫu nhận xét học bạ cấp tiểu học theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025?
Dưới đây là mẫu nhận xét học bạ cấp tiểu học theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025:
[1] Tiếng Việt
Em biết đã đọc lưu loát và hiểu nghĩa bài đọc, viết đúng chính tả với tốc độ phù hợp. Tốc độ đọc đạt yêu cầu. Viết đúng bài chính tả… Em nói được 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ liên quan đến chủ đề. Em biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được đặt tên chủ đề. Em biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh. Em đọc được âm, vần, tiếng; viết được chữ ghi âm, vần,tiếng, từ đã học. Bước đầu em biết đọc thầm. Em trả lời được một số câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. Em biết trả lời đúng nội dung một số câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. Em có thể trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc theo gợi ý, hỗ trợ. Em nói rõ ràng thành câu. Em có thể nói câu có vần, tiếng, từ liên quan đến chủ đề. Em có kỹ năng thực hành tốt trên bộ đồ dùng học Tiếng Việt. Em rất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết. Em biết đánh giá trung thực việc thực hiện các nội dung học tập. Em có năng lực sáng tạo tốt qua hoạt động đọc, viết. Em có thể tự học qua hình ảnh, gợi ý của thầy cô. Em biết viết văn miêu tả có hình ảnh phong phú |
[2] Môn Toán
Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 (1 chữ số) Biết đếm thêm, đếm bớt. Biết thực hiện tính toán trong bài có 2 dấu phép tính cộng, trừ. Biết nhìn hình viết phép tính thích hợp. Đếm đúng số lượng các phần tử của tập hợp từ 1 đến 10 Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 Thực hiện được các thao tác tách - gộp số Biết đọc sơ đồ tách - gộp số theo bốn phép tính. So sánh được các số trong phạm vi 10 Biết được vị trí các số và điền số còn thiếu vào trong dãy số Xác định được số lớn nhất, số bé nhất, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 Biết nhìn tranh và nói được theo mẫu câu theo hướng tách - gộp Biết đếm thêm, đếm bớt 1 tạo thành dãy số tăng dần, giảm dần Nhận biết và mô tả được các quan hệ “bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn” giữa số lượng các phần tử của hai tập hợp Nhận biết và mô tả được các quan hệ “bằng nhau, lớn hơn, bé hơn” giữa các số Sử dụng đúng các thuật ngữ “bằng, lớn hơn, bé hơn” và các kí hiệu “=,>,<” Nhận biết dãy số và xếp được các số theo thứ tự từ bé tới lớn, từ lớn tới bé |
[3] Môn Đạo đức
Em biết đánh giá tính chất đúng/sai của những thái độ và hành vi đạo đức đã học. Em biết tự giác thực hiện những việc làm ở trường. Em nêu được những việc tự giác làm ở nhà. Em biết kể lại những việc em đã tự giác thực hiện ở trường. Em biết kể lại những việc em đã tự giác thực hiện ở nhà. Em biết quan tâm giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập và sinh hoạt ở trường. Em biết thể hiện thái độ đồng tình với những hành vi đạo đức tốt. Em nêu được những biểu hiện của sự quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Em biết điều chỉnh thái độ và hành vi đạo đức phù hợp. Em biết nhắc nhở bạn bè điều chỉnh thái độ và hành phi đạo đức phù hợp Em biếp áp dụng các hành vi đạo đức đã học vào thực tiễn. Em biết tự giác tham gia các hoạt động nhóm. |
[4] Môn Tự nhiên xã hội tiểu học
Em tự giác tham gia các hoạt động học tập: cá nhân, nhóm. Em biết trả lời đúng nội dung câu hỏi theo từng chủ đề bài học Em nắm được nội dung bài học và biết vận dụng vào cuộc sống. Em nêu được tên các đồ dùng trong nhà và cách sử dụng an toàn. Em nêu được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. Em biết xử lý tình huống theo yêu cầu của bài học. Em biết thể hiện cách ứng xử phù hợp với bạn bè, thầy cô giáo. Em kể tên được những hoạt động trong trường học và biết nêu cảm nhận của bản thân. Em nêu được những hoạt động vui chơi và lựa chọn trò chơi an toàn. Em biết giữ gìn và sử dụng đúng các đồ dùng học tập. |
[5] Môn Hoạt động trải nghiệm
Em biết khám phá thế giới bản thân và thế giới xung quanh. Em mô tả được hình dáng của em bên ngoài và của bạn. Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm. Em nêu được hành vi an toàn và không an toàn khi vui chơi. Em biết xử lí tình huống, phân biệt đúng/sai trong chủ đề vừa học. Em biết yêu thương giúp đỡ bạn bè phù hợp với hoàn cảnh. Em biết tự chăm sóc bản thân và trang phục phù hợp khi dến trường,lớp. Em nhận biết được hành vi nên và không nên làm ở lớp. Em biết vận dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày. Em tham gia tích cực phát biểu trong hoạt động nhóm. |
[6] Môn Âm nhạc
Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, biết thể hiện sắc thái bài hát Biết biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. Biết đọc cao độ, trường độ của các bài Tập đọc nhạc. Ghép được lời ca bào Tập đọc nhạc, gõ đệm nhịp nhàng. Mạnh dạn , tự tin thể hiện được cảm xúc của mình qua bài hát. Hát rõ lời, đúng giai điệu các bài hát, biết kết hợp vận động phụ hoạ. Đọc được đúng cao độ và tiết tấu của các bài Tập đọc nhạc. Biết đọc cao độ, trường độ, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm bài TĐN. Hát đúng giai điệu, thuộc lời các bài hát, Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách. |
[7] Môn Giáo dục thể chất
Mức | Nhận xét |
T | Thực hiện tốt vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện Thực hiện tốt các chủ đề của môn học, phát huy tốt năng khiếu Thể dục nhịp điệu. Thực hiện tốt bài thể dục, tham gia tích cực các trò chơi được học Mạnh dạn trong các hoạt động cũng như biết cách điều khiển nhóm tập luyện Hoàn thành tốt lượng vận động của bài tập tư thế và kỹ năng vận động cơ bản. Tham gia tốt các trò chơi và chơi tích cực, đúng luật cùng nhóm Nhanh nhẹn trong các trò chơi, tham gia các hoạt động của nhóm một cách tích cực, có hiệu quả Tích cực, trung thực trong tập luyện và hoạt động tập thể |
H | Thực hiện được một số chủ đề của môn học nhưng em cần mạnh dạn hơn trong quá trình hoạt động theo căp đôi, nhóm Có tham gia vào các trò chơi vận động nhưng chưa tích cực Bước đầu biết thực hiện vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện. Em đã thực hiện cơ bản nội dung, động tác đã học, cần cố gắng hơn trong tập luyện Em đã biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Có ý thức rèn luyện, biết tham gia các hoạt động được giao Em biết thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ. Em biết tự giác tập luyện thể dục, thể thao. Em biết chọn lựa các hoạt động phù hợp với sức khoẻ. Hoàn thành được kỹ thuật, động tác nội dung đã học Hoàn thành lượng vận động của bài tập |
C | Em chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến trong quá trình học tập và rèn luyện. Em chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến. Em chưa có tinh thần tự giác trong rèn luyện, còn nói chuyện riêng và hay đùa nghịch trong giờ học. Em chưa mạnh dạn trong giao tiếp và hợp tác. |
[8] Môn Mỹ thuật
Em có ý thức chuẩn bị bài học Em chuẩn bị bài học rất tốt/tốt. Em tự giác tham gia các hoạt động học tập: cá nhân,nhóm. Em có khả năng tự học một mình. Em có ý thức bảo quản sản phẩm sáng tạo của mình/của bạn. Em giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập rất tốt Em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học. Em luôn tập trung quan sát, trả lời đúng câu hỏi về nhận biết kiến thức. Em biết liên hệ hình ảnh quan sát với hình ảnh trong thực tế Em biết liên hệ hình, khối cơ bản với một số đồ vật ở xung quanh Em nắm được cách thực hành và biết vận dụng để tạo sản phẩm. Em nắm được nội dung bài học và biết liên hệ với cuộc sống Em biết liên hệ ứng dụng sản phẩm vào cuộc sống Em biết phối hợp cùng bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập |
[9] Môn Tin học
Em gọi được tên các thiết bị máy tính thông dụng. Em chọn và mở được biểu tượng bằng chuột. Em biết được các dạng thông tin xung quanh. Em biết cách đặt tay lên bàn phím. Em đặt được các ngón đúng vị trí trên hàng cơ sở. Em thao tác tốt với bàn phím. Em sử dụng bàn phím nhanh nhẹn và linh hoạt. Em sử dụng thành thạo chuột máy tính. Em nhận biết được sự tham gia điều khiển của máy tính trong cuộc sống. Em di chuyển và ghép hình phù hợp yêu cầu. Em phân biệt tốt giữa nháy chuột và nháy đúp chuột khi thao tác. Em biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm. Em chơi được trò chơi ở mức đơn giản. Em thực hiện được trò chơi ở mức độ khó. Em nhận biết được các biểu tượng của phần mềm trò chơi. Em luyện tập các trò chơi thành thạo. Em cần lựa chọn mức độ trò chơi trước khi chơi. |
[10] Môn Ngoại ngữ
Em nghe tốt các câu đơn giản. Em nghe và trả lời câu hỏi nhanh. Em giao tiếp tốt những câu đơn giản. Em tích cực tham gia vào các hoạt động giao tiếp. Em có thể giao tiếp câu đơn giản rõ ràng. Em nắm vững và vận dụng kiến thức đã học rất tốt. Em nhận biết nhanh từ theo tranh. Em nhớ và sử dụng từ vựng rất tốt. Em hiểu và sử dụng cấu trúc câu hợp lý. Em nhận thức và ghi nhớ từ nhanh theo tranh. Em biết vận dụng từ trong câu tốt. Em phát âm đúng âm, từ. |
Lưu ý: Mẫu nhận xét học bạ cấp tiểu học theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025 chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu nhận xét học bạ cấp tiểu học theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục theo các mức nào?
Căn cứ Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ:
Điều 7. Đánh giá định kỳ
1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
[...]
Theo đó, đánh giá định kỳ học sinh tiểu học về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục theo 03 mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
Mục tiêu giáo dục tiểu học là gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
[...]
Theo đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.