Mẫu kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 năm học 2024 - 2025 cấp tiểu học?
Mẫu kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 năm học 2024 - 2025 cấp tiểu học?
Dưới đây là mẫu kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 năm học 2024 - 2025 cấp tiểu học:
KỊCH BẢN HỌP PHỤ HUYNH Lớp ...... năm học............... Thời gian: ......h... ngày ... tháng ... năm 20....... Thành phần: BGH, GV và toàn thể phụ huynh HS. Địa điểm: Trường .................................................................................... Nội dung: 1. Ổn định – điểm danh:....................................................................... 2. Tuyên bố lý do: Hôm nay, ngày .../.../20... được sự đồng ý của BGH trường …. lớp .......... tiến hành họp phụ huynh cuối kỳ …. năm học 20... – 20... để nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động của các em trong học kì I. Đồng thời chúng ta cùng bàn phương hướng thực hiện cho học kì II đó chính là lý do buổi họp hôm nay. 3/ Giới thiệu đại biểu, bầu thư ký viết biên bản. ….………………………………………………………………………… 4/ Tuyên bố nội dung cuộc họp: - Báo cáo kết quả học tập rèn luyện trong học kì I. - Bàn phương hướng thực hiện nhiệm vụ cho kì II. 5/ Giáo viên thay mặt nhà trường báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của toàn trường trong học kì I: (Biên bản) ....................................................................................................... 6/ Đánh giá nhận xét về lớp chủ nhiệm: * Ưu điểm: - Hầu hết các em đều thể hiện sự ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô và có ý thức học tập rất tốt. - Các em luôn chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà trường và lớp học, thể hiện qua việc giữ gìn vệ sinh lớp học, làm bài sạch sẽ, đúng quy định. - Nhiều em có ý thức học tập rất tốt, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoàn thành xuất sắc các bài tập. Đặc biệt, các em [nêu tên các em học sinh tiêu biểu] luôn là những tấm gương sáng cho cả lớp noi theo. - Các hình thức thi đua đa dạng cùng với phương pháp dạy học đổi mới đã khơi gợi sự hứng thú học tập ở các em, giúp các em tự tin hơn trong việc tìm tòi, khám phá kiến thức. - Tham gia tốt các phong trào do Đội và nhà trường phát động: Mua tăm ủng hộ người mù, Quà tết cho các chú bộ đội… - Lớp tham gia đội tuyển học sinh giỏi của trưởng thi HSG cấp huyện có ... em tham gia. * Tồn tại: - Còn một vài h/s chưa thực sự ngoan ngoãn. - Hầu hết học sinh ít tham gia phát biểu xây dựng bài. - Một số em còn thường xuyên cúp tiết. Rất nhiều em cúp tiết học phụ đạo 2 buổi trên ngày (có giảm vào thời gian cuối học kỳ) - Một số em thường xuyên không làm bài tập về nhà, không thuộc bài cũ. - Rất nhiều học sinh đóng góp các khoản chậm trễ. 7/ Báo cáo kết quả học tập rèn luyện trong học kì I: ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................. 8/ Báo cáo các khoản thu chi: ….……………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… * Hoạt động của chi hội cha mẹ học sinh Lớp Chi hội cha mẹ học sinh thống nhất thu, chi quỹ lớp để hoạt động trong năm học 20...-20.... + Kinh phí đóng góp: …………………………………………………………… + Quỹ lớp………………………/1hs.. + Dự trù chi phí cho các hoạt động lấy từ kinh phí đóng góp của quỹ lớp:………… + Mua sắm dụng cụ học tập……………………... + Chi khen thưởng ……………………………… 9/ Kế hoạch của lớp: - Duy trì những thành tích đã đạt được trong học kì I, phấn đấu cuối năm lớp đạt lớp tiên tiến, - Tăng cường bảo quản cơ sở vật chất trong lớp học. Tiến tới sẽ sửa chữa các phòng học vì vậy nếu học sinh cố tình bôi bẩn lên tường thì yêu cầu phụ hunh học sinh lên khắc phục. Các bảng điện đã làm từ đầu năm và bàn giao cho các lớp, lớp nào làm hư hỏng lớp (hs) đó chịu trách nhiệm sửa chữa, bội thường. * Biện pháp thực hiện: - Giáo viên: Chấn chính các nề nếp học tập - Tổ chức nhiều hình thức thi đua; tăng cường kèm cặp h/s hơn nữa. - Học sinh: Thực hiện các nề nếp tốt hơn, nêu cao tính tự giác, ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học tập. Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh được chọn vào đội tuyển HSG huyện đi thi HSG tỉnh. Tăng cường việc học phụ đạo 2 buổi/ngày. Tích cực tham gia các phong trào do Đội và nhà trường phát động. - Phụ huynh: Đã rất quan tâm, hãy quan tâm hơn nữa trong học kì II này; thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra các em tự học và làm bài tập ở nhà, nắm bắt được thời gian học tập của hs, có thể gọi điện thoại trực tiếp cho GVCN, GVBM để tìm hiểu cụ thể. 10/ Phát phiếu điểm, bản tự kiểm điểm. ….………………………………………………………………………….. ….…………………………………………………………………………... ….……………………………………………………………………………. 11/ Ý kiến của phụ huynh: ….………………………………………………………………………….. ….…………………………………………………………………………… ….…………………………………………………………………………… 12/ Bế mạc: Sau một buổi làm việc nghiêm túc và hiệu quả, tôi xin phép được khép lại buổi họp hôm nay. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và đóng góp quý báu của quý vị. Sự đồng hành của quý phụ huynh là nguồn động viên lớn lao để thầy cô và các em học sinh đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chúc quý vị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công! Xin trân trọng cảm ơn! ….., ngày … tháng … năm 20… (Ký và ghi rõ họ và tên) |
Lưu ý: Mẫu kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 năm học 2024 - 2025 cấp tiểu học chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 năm học 2024 - 2025 cấp tiểu học? (Hình từ Internet)
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong bao lâu?
Căn cứ Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông:
Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
[...]
Như vậy, giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm.
Giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên:
Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên
[...]
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.
c) Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.
d) Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
[...]
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học có nhiệm vụ sau:
- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
- Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
- Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.
- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
- Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.