Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm mới nhất năm 2025?
Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm mới nhất năm 2025?
Căn cứ Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm như sau:
Tải về Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm mới nhất năm 2025
Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Phải niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm các thông tin nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Theo quy định trên, phải niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm các thông tin sau:
- Các môn học được tổ chức dạy thêm
- Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp
- Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm
- Danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm
Hệ thống giáo dục quốc dân có các cấp học nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định hệ thống giáo dục quốc dân:
Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay có 4 cấp học:
(1) Giáo dục mầm non: dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
(2) Giáo dục phổ thông dành cho học sinh từ 6 đến 18 tuổi bao gồm:
+ Giáo dục tiểu học: dành cho học sinh từ 6 đến 11 tuổi, gồm 5 năm học.
+ Giáo dục trung học cơ sở: dành cho học sinh từ 11 đến 15 tuổi, gồm 4 năm học.
+ Giáo dục trung học phổ thông: dành cho học sinh từ 15 đến 18 tuổi, gồm 3 năm học.
(3) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
(4) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.