Link vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025?

Link vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì? Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì?

Mỗi học sinh đăng kí duy nhất một tài khoản trên website: www.trangnguyen.edu.vn để học tập, ôn luyện và dự thi. (Tài khoản này được sử dụng từ năm lớp 1 đến lớp 5, tham gia được 2 sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt và Trạng Nguyên Toàn Tài).

Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 - 2025 từ ngày 05/11/2024 - 25/11/2024. Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 - 2025 qua tất cả các vòng chi tiết như sau:

STT

Hội thi

Vòng thi

Thời gian

1

Tự do

Vòng 1

05/08/2024 - 25/11/2024

2

Điều kiện

Vòng 2

05/09/2024 - 25/11/2024

3

Điều kiện

Vòng 3

15/09/2024 - 25/11/2024

4

Điều kiện

Vòng 4

05/10/2024 - 25/11/2024

5

Điều kiện

Vòng 5

15/10/2024 - 25/11/2024

6

Điều kiện

Vòng 6

05/11/2024 - 25/11/2024

7

Sơ khảo - Cấp Trường

Vòng 7

02/12/2024 - 07/12/2024

8

Thi Hương - Cấp Huyện

Vòng 8

07/01/2025 - 10/01/2025

9

Thi Hội

Vòng 9

13/03/2025 - 15/03/2025

10

Thi Đình

Vòng 10

19/04/2025 - 20/04/2025

Link vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025: https://trangnguyen.edu.vn/

Link vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025?

Link vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? (Hình từ Internet)

Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:

[1] Nhiệm vụ của học sinh tiểu học quy định tại Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT

- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

[2] Quyền của học sinh tiểu học quy định tại Điều 35 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT

- Được học tập

+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

- Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

- Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
[...]

Như vậy, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;