Lịch tựu trường chính thức của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2024 - 2025?

Lịch tựu trường chính thức của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2024 - 2025? Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu nào?

Lịch tựu trường chính thức của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2024 - 2025?

Ngày 01/8/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Căn cứ Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên:

Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, lịch tựu trường chính thức năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng là ngày 29/8/2024.

Riêng đối với Lớp 1, học sinh sẽ tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng là ngày 22/8/2024

Lưu ý: Tùy theo kế hoạch của từng tỉnh thành mà lịch tựu trường năm học 2024 2025 có thể khác nhau.

Lịch tựu trường chính thức của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)

Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 25 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục mầm non:

Chương trình giáo dục mầm non

1. Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;

b) Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;

c) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.

2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.

Như vậy, chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non

- Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em

- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.

Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 31 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục phổ thông:

Chương trình giáo dục phổ thông

1. Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;

b) Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;

c) Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;

d) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;

đ) Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.

2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

...

Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông

- Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước

- Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông

- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông

- Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đánh giá tư duy, năng lực xét tuyển đại học năm 2025 chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Link vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 7 năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ, chi tiết nhất? Hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường Đại học, Học viện thuộc Quân đội và Công an cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã trường đại học trên cả nước cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Ngày 20 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc ngày 20 tháng 11 năm 2024 ý nghĩa, ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Link vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;