Lịch thi đánh giá tư duy, năng lực xét tuyển đại học năm 2025 chi tiết nhất?

Lịch thi đánh giá tư duy, năng lực xét tuyển đại học năm 2025 chi tiết nhất? Trách nhiệm của thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học là gì?

Lịch thi đánh giá tư duy, năng lực xét tuyển đại học năm 2025 chi tiết nhất?

Thi đánh giá tư duy, năng lực là một hình thức thi tuyển mới, ngày càng được nhiều trường đại học tại Việt Nam áp dụng. Thay vì chỉ đánh giá kiến thức thuần túy như các kỳ thi truyền thống, loại hình thi này tập trung vào việc đánh giá khả năng tư duy logic, phân tích, giải quyết vấn đề và các kỹ năng mềm khác của thí sinh.

Dưới đây là lịch thi đánh giá tư duy, năng lực xét tuyết đại học năm 2025 như sau:

[1] Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực từ ngày 23/3 đến ngày 2/6/2025 tại 19 địa điểm thi. Cụ thể, 6 đợt thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội như sau:

Đợt 501: Ngày thi 15/3 - 16/3/2025

Đợt 502: Ngày thi 29/3 - 30/3/2025

Đợt 503: Ngày thi 12/4 - 13/4/2025

Đợt 504: Ngày thi 19/4 - 20/4/2025

Đợt 505: Ngày thi 10/5 - 11/5/2025

Đợt 506: Ngày thi 17/5 - 18/5/2025

[2] Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong hai đợt, vào ngày 30/3 và 1/6.

Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025 bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với 150 phút làm bài và thực hiện thi trên giấy.

[3] Kỳ thi SPT của Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngày 22/11/2024, trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo kế hoạch về Kỳ thi SPT - Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực năm 2025.

Theo đó, thời gian thi đánh giá năng lực 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ ngày 17/5 - 18/5/2025. Kết quả thi SPT chỉ có giá trị sử dụng xét tuyển đại học hệ chính quy trong năm tuyển sinh 2025.

Dưới đây là lịch thi đánh giá năng lực 2025 trường ĐH Sư phạm Hà nội:

[4] Kỳ thi của Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Từ năm 2025, Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt vẫn tiếp tục được thực hiện với các bài thi Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh với quy mô mở rộng dự kiến không chỉ phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường mà còn cho các trường đại học khác như:

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Trường Đại học Công thương

- Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch

- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

- Trường Đại học Văn Lang

- Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

- Trường Đại học Y Dược Huế

- Trường Đại học Y Dược Tây Nguyên,…

Các nội dung kiến thức sử dụng để đánh giá năng lực của thí sinh được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó phần nội dung kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỷ lệ khoảng 70-80%, còn lại là nội dung kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11.

Năm 2025, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến tổ chức nhiều đợt thi đánh giá năng lực tại TPHCM, Long An, Đà Nẵng, Gia Lai.

[5] Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an

Năm 2024, kỳ thi đánh giá của khối trường công an diễn ra ngày 7/7. Lịch thi năm 2025 chưa được công bố.

[6] Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy vào năm 2025. Thông tin cụ thể các đợt thi như sau:

- Đợt 1: Ngày thi 18-19/1/2025, ngày mở đăng ký 1-6/12/2024

- Đợt 2: Ngày thi 8-9/3/2025, ngày mở đăng ký 1-6/2/2025

- Đợt 3: Ngày thi 26-27/4/2025, ngày mở đăng ký 1-6/4/2025

Bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội gồm 3 phần: Tư duy toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề. Đây là 3 phần thi độc lập.

Lịch thi đánh giá tư duy, năng lực xét tuyển đại học năm 2025 chi tiết nhất?

Lịch thi đánh giá tư duy, năng lực xét tuyển đại học năm 2025 chi tiết nhất? (Hình từ Internet)

Giáo dục đại học có mục tiêu gì?

Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định mục tiêu của giáo dục đại học:

Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học
1. Mục tiêu chung:
a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
[...]

Như vậy, giáo dục đại học có mục tiêu sau:

[1] Mục tiêu chung

- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế

- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

[2] Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

- Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo

- Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

- Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Trách nhiệm của thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học là gì?

Theo khoản 1 Điều 23 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học như sau:

- Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;

- Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;

- Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;

- Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;