Hướng dẫn tính điểm bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025?
Hướng dẫn tính điểm bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025?
Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội với mục tiêu là đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.
Bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 với tổng thời gian là 150 phút, bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm cho 03 phần thi. Phần thi Tư duy Toán học có thời lượng là 60 phút, phân thi Tư duy Đọc hiểu có thời lượng là 30 phút và phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề có thời lượng là 60 phút.
Tính điểm bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 như sau:
- Bài thi đánh giá tư duy bao gồm 100 câu tương ứng với 100 điểm trong đó phần Tư duy Toán học chiếm 40 điểm, Tư duy đọc hiểu chiếm 20 điểm và Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề chiếm 40 điểm.
- Điểm số mỗi câu phụ thuộc vào vào độ khó của các câu hỏi mà từng thí sinh đã trả lời được cho nên thí sinh có cùng số câu trả lời đúng có thể có số điểm khác nhau.
Hướng dẫn tính điểm bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025? (Hình từ Internet)
Thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 ở đâu?
Căn cứ Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định đăng ký dự thi:
Điều 20. Đăng ký dự thi
1. Nơi ĐKDT:
a) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Quy chế này ĐKDT trực tuyến hoặc ĐKDT trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12;
b) Đối tượng theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế này ĐKDT trực tuyến hoặc trực tiếp tại địa điểm (gọi là nơi ĐKDT) do sở GDĐT quy định. Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 63 Quy chế này.
2. Đăng ký môn thi:
a) Để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải đăng ký dự thi môn Ngữ văn, môn Toán và 01 bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ Công nghiệp, Công nghệ Nông nghiệp, Ngoại ngữ. Thí sinh chọn 02 môn thi của bài thi tự chọn trong số các môn đã được học ở lớp 12. Thí sinh được ĐKDT môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông;
b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế này chỉ đăng ký môn thi theo nguyện vọng. Riêng đối với bài thi tự chọn, thí sinh
chỉ được chọn tối đa 02 môn thi.
[...]
Căn cứ Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định đối tượng, điều kiện dự thi:
Điều 19. Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
2. Điều kiện dự thi:
a) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
Như vậy, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 ở các địa điểm sau:
[1] Đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12 đối với người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi
[2] Đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp tại địa điểm (gọi là nơi ĐKDT) do sở GDĐT quy định đối với các đối tượng sau:
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh
- Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh
Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông
- Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước
- Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông
- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông
- Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành