Hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bao gồm những gì? Đơn vị nào tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam?
Hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đăng ký dự thi như sau:
Đối tượng dự thi và đăng ký dự thi
...
2. Đăng ký dự thi
a) Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
- 02 ảnh cỡ 4cm × 6cm được chụp không quá 06 tháng trước ngày đăng ký dự thi, mặt sau của ảnh ghi rõ họ và tên, ngày sinh;
- Bản sao một trong những loại giấy tờ tùy thân còn hiệu lực sau: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ học sinh (đối với đối tượng dự thi là học sinh tiểu học hoặc trung học cơ sở);
- Phiếu đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gồm thông tin về họ và tên; ngày sinh; số và ngày cấp giấy tờ tùy thân còn hiệu lực; thời gian, địa điểm, bậc năng lực đăng ký dự thi và các thông tin cần thiết khác).
...
Như vậy, hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bao gồm các giấy tờ sau:
- 02 ảnh cỡ 4cm × 6cm được chụp không quá 06 tháng trước ngày đăng ký dự thi, mặt sau của ảnh ghi rõ họ và tên, ngày sinh;
- Bản sao 01 trong những loại giấy tờ tùy thân còn hiệu lực sau: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ học sinh (đối với đối tượng dự thi là học sinh tiểu học hoặc trung học cơ sở);
- Phiếu đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT quy định đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, bao gồm:
Đối với việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài.
- Đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ;
Đối với việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm ngoại ngữ;
- Trung tâm tin học - ngoại ngữ
Lưu ý: Đối với các trung tâm tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông) phải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở GDĐT quyết định thành lập
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?
Căn cứ Mục 1 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT quy định về mục đích sử dụng khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Theo đó, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được sử dụng với các mục đích sau, cụ thể bao gồm:
- Làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Làm căn cứ xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
- Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh giá năng lực của mình.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).
Trân trọng!









