Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người nước ngoài có nhiệm kỳ là 5 năm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/09/2022

Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người nước ngoài có nhiệm kỳ là 5 năm? Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục có được biểu quyết trong cuộc họp hội đồng trường không? 65 tuổi có được làm hiệu trưởng trường phổ thông tư thục không?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Chồng tôi là người nước ngoài đã làm hiệu trưởng của trường phổ thông tư D được 3 năm. Tôi nghe nói  hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người nước ngoài thì có nhiệm kỳ 5 năm, điều này có đúng không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

    • Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người nước ngoài có nhiệm kỳ là 5 năm?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người nước ngoài có nhiệm kỳ là 5 năm?

      Tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('7A089', '375696');" target='_blank'>Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định nhiệm kỳ của hiệu trưởng như sau:

      Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm; đối với trường phổ thông tư thục có hiệu trưởng là người nước ngoài thì nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo thời hạn của giấy phép lao động và không quá 05 năm.

      Như vậy, theo quy định trên hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người nước ngoài không phải có nhiệm kỳ là 5 năm. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người nước ngoài được tính theo thời hạn của giấy phép lao động và không được quá 5 năm.

      2. Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục có được biểu quyết trong cuộc họp hội đồng trường không?

      Theo Điểm d Khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('7A089', '375696');" target='_blank'>Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng như sau:

      - Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;

      - Tổ chức triển khai hoạt động dạy học và các hoạt động khác của trường theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được hội đồng trường phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường;

      - Tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường; tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng giáo dục và hoạt động của nhà trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao;

      - Ký hợp đồng lao động đối với giáo viên, nhân viên khi được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu ủy quyền; bổ nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, tổ phó, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên, học sinh theo quy định của pháp luật sau khi được hội đồng trường thông qua;

      - Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định; báo cáo định kỳ với hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu, hội đồng trường và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường;

      - Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong trường;

      - Được tham dự các cuộc họp của hội đồng trường nhưng không được biểu quyết nếu không phải là thành viên của hội đồng trường; có trách nhiệm báo cáo trước hội đồng trường, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về các hoạt động dạy học của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của hội đồng trường và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.

      - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.

      Do đó, hiệu trưởng trường phổ thông tư thục sẽ được biểu quyết trong cuộc họp của hội đồng trường với điều kiện phải là thành viên của hội đồng trường, còn không phải là thành viên thì không được quyền biểu quyết.

      3. 65 tuổi có được làm hiệu trưởng trường phổ thông tư thục không?

      Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('7A089', '375696');" target='_blank'>Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định hiệu trưởng như sau:

      b) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người đáp ứng các tiêu chuẩn của hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông, khi được đề cử không quá 70 tuổi và không là công chức, viên chức nhà nước.

      Theo đó, điều kiện để trở thành hiệu trưởng trường phổ thông tư lục bao gồm:

      - Đáp ứng các tiêu chuẩn của hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông;

      - Khi được đề cử không quá 70 tuổi;

      - Không là công chức, viên chức nhà nước.

      Như vậy, người 65 tuổi về mặt tuổi là đã đáp ứng được một điều kiện, chỉ cần đáp ứng được 2 điều kiện còn lại thì có thể trở thành hiệu trưởng trường phổ thông tư thục.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn