Hiệu trưởng trường dự bị đại học có bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/10/2022

Hiệu trưởng trường dự bị đại học có bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ không? Các trường dự bị đại học dân tộc có được phép mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước không? Trách nhiệm của Hiệu trưởng dự bị trường đại học về tài chính, tài sản và đầu tư như thế nào?

Chào anh chị, em có thắc mắc là hiệu trưởng dự bị tại các trường đại học có bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ không? Các trường dự bị đại học dân tộc có được phép mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước không?

Kính mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Hiệu trưởng trường dự bị đại học có bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Hiệu trưởng dự bị trường đại học có bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ không?

      Tại Điều 7 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('1E9FD', '378674');" target='_blank'>Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('3540D', '378674');" target='_blank'>Điều 1 Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:

      1. Hiệu trưởng là người đại diện cho trường, thực hiện, triển khai các nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các quyết định của mình đối với các vấn đề liên quan.

      2. Tiêu chuẩn hiệu trưởng trường dự bị đại học: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín, năng lực quản lý và đã giữ chức vụ từ tổ trưởng bộ môn hoặc tổ trưởng chuyên môn của trường trung học phổ thông hoặc trưởng phòng trở lên ít nhất 5 năm; có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy cấp trung học phổ thông hoặc dự bị đại học; có trình độ thạc sĩ trở lên; đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục; có sức khỏe tốt. Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ.

      3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng trường DBĐH. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng trường DBĐH được thực hiện theo quy định hiện hành.

      Như vậy, hiệu trưởng trường dự bị đại học không bắt buộc phải có trình độ từ tiến sĩ trở lên mà chỉ yêu cầu là trình độ thạc sĩ trở lên.

      2. Các trường dự bị đại học dân tộc có được phép mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước không?

      Theo Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('1E9FD', '378674');" target='_blank'>Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT quy định vị trí, chức năng của trường dự bị đại học, như sau:

      1. Trường DBĐH chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở.

      2. Trường DBĐH có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước.

      3. Trường DBĐH có chức năng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc.

      Theo đó, các trường dự bị đại học dân tộc vẫn được phép mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước.

      3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng dự bị trường đại học về tài chính, tài sản và đầu tư như thế nào?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('1E9FD', '378674');" target='_blank'>Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT quy định về tài chính, tài sản và đầu tư, như sau:

      a) Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;

      b) Tổ chức, xây dựng, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của trường;

      c) Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, theo dõi thường xuyên việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính, tài sản, hoạch toán kế toán và giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân;

      d) Tổ chức thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, tu bổ, sử dụng tài sản, dự toán chi phí, hợp đồng kinh tế của trường. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành;

      đ) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tự kiểm tra tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm toán; thẩm tra xét duyệt quyết toán trong nội bộ trường;

      e) Chấp hành các yêu cầu về thanh tra tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm toán, do cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện tại trường;

      g) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản và các quy định về lao động, tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách tài chính đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học của trường;

      h) Căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đầu tư và phê duyệt các dự án, thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm, thanh lý tài sản.

      Với quy định này thì Hiệu trưởng dự bị trường đại học có các trách nhiệm về tài chính, tài sản và hoạt động đầu tư của nhà trường như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn