Danh sách các trường đại học sử dụng kết quả Bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025?

Danh sách các trường đại học sử dụng kết quả Bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025? Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo các loại hình nào?

Danh sách các trường đại học sử dụng kết quả Bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025?

Tính đến tháng 9/2024, đã có hơn 40 trường sử dụng kết quả Bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để xét tuyển đại học bao gồm:

1. Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

3. Trường Đại học Giao thông vận tải

4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5. Trường Đại học Thủy lợi

6. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

7. Trường Đại học Mỏ Địa chất

8. Học viện Tài chính

9. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

10. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp

11. Trường Đại học Thương mại

12. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

13. Trường Đại học Dược Hà Nội

14. Trường Đại học Mở Hà Nội

15. Trường Đại học Hà Nội

16. Trường Đại học Công nghệ Đông Á

17. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

18. Trường Đại học Vinh

19. Trường Đại học Hồng Đức

20. Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

21. Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

22. Trường Đại học Quy Nhơn

23. Trường Đại học Nguyễn Trãi

24. Trường Đại học Đông Đô

25. Trường Đại học Chu Văn An

26. Học viện Chính sách và Phát triển

27. Trường Đại học Hải Phòng

28. Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông (cơ sở phía bắc)

29. Trường Đại học Lâm nghiệp (cơ sở 1)

30. Trường Đại học Thái Bình

31. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

32. Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà

33. Trường Đại học Phenikaa

34. Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

35. Trường Đại học Thái Bình

36. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

37. Trường Đại Học Thái Bình

38. Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

39. Học Viện Tài Chính

40. Trường Đại Học Hạ Long

Danh sách các trường đại học sử dụng kết quả Bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025?

Danh sách các trường đại học sử dụng kết quả Bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo các loại hình nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo các loại hình sau:

[1] Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt

[2] Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.

Mục tiêu của giáo dục đại học là gì?

Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 2; khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định mục tiêu của giáo dục đại học:

Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học
1. Mục tiêu chung:
a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
[...]

Như vậy, giáo dục đại học có mục tiêu như sau:

[1] Mục tiêu chung

- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài

- Nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức

- Có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo

- Có sức khỏe

- Có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc

- Có ý thức phục vụ nhân dân

[2] Mục tiêu cụ thể

- Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo

- Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

- Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;