Có các hình thức tập trung kinh tế nào? Tập trung kinh tế thế nào thì bị cấm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/03/2022

Theo quy định của Luật Cạnh tranh thì có các hình thức tập trung kinh tế nào? Tập trung kinh tế như thế nào thì bị cấm? Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế thế nào? Nhờ hỗ trợ.

    • Có các hình thức tập trung kinh tế nào?

      Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018' onclick="vbclick('5445E', '360457');" target='_blank'>Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về các hình thức tập trung kinh tế như sau:

      1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

      a) Sáp nhập doanh nghiệp;

      b) Hợp nhất doanh nghiệp;

      c) Mua lại doanh nghiệp;

      d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

      đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

      2. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

      3. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

      4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

      5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

      Tập trung kinh tế như thế nào thì bị cấm?

      Tập trung kinh tế bị cấm khi: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

      Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế

      Điều 31 Luật Cạnh tranh có quy định về đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế như sau:

      1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

      a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

      b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

      c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

      d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;

      đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;

      e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;

      g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

      2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

      Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế thế nào?

      Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế được quy định tại Điều 32 Luật này:

      1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

      a) Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;

      b) Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

      c) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

      2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn