Chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hóa đơn bên thứ ba theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/04/2022

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào? Hóa đơn bên thứ ba theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định mới thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc theo quy định mới.

    • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?

      Căn cứ Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BTC' onclick="vbclick('7B1F3', '361314');" target='_blank'>Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 4/4/2022) quy định về Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) như sau:

      1. C/O do cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp dựa trên đơn đề nghị của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

      2. Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nộp đơn đề nghị cấp C/O bằng văn bản hoặc bằng hình thức điện tử cho cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.

      3. C/O đáp ứng các điều kiện sau:

      a) Có số tham chiếu riêng.

      b) Được thể hiện bằng tiếng Anh.

      c) Có chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu. Chữ ký và con dấu được thể hiện bằng tay hoặc bằng hình thức điện tử.

      d) Có thể khai báo hai hay nhiều hóa đơn thương mại cho một lô hàng.

      đ) Có thể bao gồm nhiều loại hàng hóa với điều kiện mỗi loại hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng.

      e) Xác định hàng hóa có xuất xứ và đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

      g) Bao gồm các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

      4. Mẫu C/O mẫu RCEP được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác.

      5. Trường hợp C/O chứa thông tin không chính xác, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu thực hiện một trong hai hình thức sau:

      a) Phát hành C/O mới và hủy C/O ban đầu.

      b) Thay đổi thông tin trên C/O gốc bằng cách gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu.

      6. Trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp tại thời điểm giao hàng do lỗi không cố ý, bỏ quên, hoặc có lý do chính đáng khác, hoặc thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản 5 Điều này, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 01 năm sau ngày giao hàng. Trong trường hợp này, C/O phải được đánh dấu vào ô “ISSUED RETROACTIVELY”.

      7. Trường hợp C/O gốc bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể đề nghị bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Bản sao phải đáp ứng các điều kiện sau:

      a) Được cấp không quá 01 năm sau ngày cấp C/O gốc.

      b) Dựa trên đơn đề nghị cấp C/O gốc.

      c) Bao gồm số tham chiếu và ngày phát hành của C/O gốc.

      d) Mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY”.

      8. C/O có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.

      Hóa đơn bên thứ ba theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?

      Bên cạnh đó, tại Điều 23 Thông tư này cũng quy định về hóa đơn bên thứ ba như sau:

      Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu không từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp hóa đơn thương mại không được phát hành bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất với điều kiện hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Thông tư này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn