Tiêu chuẩn của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam?

Tiêu chuẩn của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Liên quan đến những quy định mới về Điều lệ Luật sư Việt Nam, xin được hỏi các thông tin trên.

Tiêu chuẩn của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam?

Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

2. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Có trình độ và bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

c) Am hiểu pháp luật, hoạt động tư pháp và nghề luật sư;

d) Có năng lực lãnh đạo, điều hành ở tầm vĩ mô;

đ) Có uy tín và khả năng quy tụ, tập hợp đội ngũ luật sư;

e) Có tầm nhìn xa, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm;

g) Có khả năng xây dựng và giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức đoàn thể ở trung ương và địa phương.

Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 của Điều lệ này thì không được ứng cử vào chức danh Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

3. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Đại diện pháp nhân của Liên đoàn trước pháp luật;

b) Là chủ tài khoản của Liên đoàn;

c) Chịu trách nhiệm trước Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc về hoạt động của Liên đoàn;

d) Điều hành, phân công việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết và các quyết định của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn và giám sát mọi hoạt động của Liên đoàn;

đ) Chủ trì cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Thường trực Liên đoàn; ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn sau khi đã được Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc Ban Thường vụ Liên đoàn thông qua;

e) Chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc làm việc dân chủ, tập thể, quyết định theo đa số khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Liên đoàn;

g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên chỉ hành nghề đến năm 70 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian tập sự hành nghề công chứng được thống nhất chung là 12 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Công chứng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 13/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
10 tháng 10 là ngày gì? Luật sư có quyền và nghĩa vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/11/2024, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng 2 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 09/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý?
lawnet.vn
Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho đối tượng nào? Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì?
lawnet.vn
Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;