Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo?
Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo?
Ngày 20/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bao gồm:
- Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
- Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp
- Thời hạn giám định tư pháp
- Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Hội đồng giám định tư pháp
- Việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
- Quy trình thực hiện giám định tư pháp; hồ sơ và lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.
Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT áp dụng đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 06/01/2025.
Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo? (Hình từ Internet)
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo:
Điều 5. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật Giám định tư pháp năm 2012, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020 (sau đây gọi chung là Luật Giám định tư pháp).
2. Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:
a) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân;
b) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 loại việc trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư này.
4. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, do cơ quan trưng cầu giám định quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Theo đó, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như sau:
[1] Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
[2] Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp không thuộc trường hợp trên thì tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
[3] Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc sau:
- Giám định tư pháp về chương trình, nội dung giáo dục
- Giám định tư pháp về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Giám định tư pháp về thi, kiểm tra, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ
- Giám định tư pháp về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Giám định tư pháp về quản lý người học
- Giám định tư pháp về bảo đảm chất lượng giáo dục
- Giám định tư pháp về kiểm định chất lượng giáo dục và các nội dung chuyên môn khác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật.
[4] thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:
- Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc tại [3] và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân
- Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 loại việc trở lên trong các loại việc tại
Lưu ý: Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp [3] [4], do cơ quan trưng cầu giám định quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Thực hiện giám định tư pháp theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp như sau:
- Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.
- Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.