Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại?

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm những gì?

Chào anh/chị, em hiện em đang là sinh viên năm cuối, định hướng của em là trở thành thừa phát lại, em muốn biết ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại ạ? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cần những gì?

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại?

Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm. Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu tại khoản này.

Như vậy, theo quy định như trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại.

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm những gì?

Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định này người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

b) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu;

d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm: Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội; giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 11 của Nghị định này;

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng từ ngày 11/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 148/QĐ-HĐCCVTQ năm 2025 về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên từ ngày 10/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể xuất trình Căn cước điện tử để làm thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên chỉ hành nghề đến năm 70 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian tập sự hành nghề công chứng được thống nhất chung là 12 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Công chứng 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;