Trình tự, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại?

Trình tự, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại? Thủ tục thẩm định khoản viện trợ phi dự án trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại? Xin được hỏi những vấn đề trên trong nội dung quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại.

Trình tự, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại?

Căn cứ Khoản 1, 2, 4 Điều 10 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại như sau:

1. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định trên cơ sở các quy định tại Điều 8 Nghị định này.

2. Lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của các cơ quan có liên quan:

a) Đối với các khoản viện trợ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu gửi bộ hồ sơ đề nghị góp ý kiến thẩm định tới Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (trong trường hợp Bên cung cấp viện trợ là tổ chức phi chính phủ nước ngoài) và các cơ quan chuyên môn liên quan.

b) Đối với các khoản viện trợ quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 7 Nghị định này thực hiện ở cấp trung ương: cơ quan chủ quản gửi bộ hồ sơ đề nghị góp ý kiến tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (trong trường hợp Bên cung cấp viện trợ là tổ chức phi chính phủ nước ngoài) và các cơ quan chuyên môn liên quan.

c) Đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 7 Nghị định này thực hiện tại địa phương: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bộ hồ sơ tới Sở Tài chính, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có chức năng liên quan ở địa phương để xin ý kiến. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.

4. Đối với viện trợ khắc phục hậu quả, khi phê duyệt văn kiện dự án, phi dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản không bắt buộc phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan.

Thủ tục thẩm định khoản viện trợ phi dự án trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại?

Theo Khoản 3, 5, 6 Điều 10 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục thẩm định khoản viện trợ phi dự án trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại như sau: 

3. Thẩm định khoản viện trợ

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất và nội dung của khoản viện trợ, cơ quan chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định bằng hình thức tổng hợp ý kiến hoặc tổ chức hội nghị thẩm định. Ý kiến kết luận của cơ quan chủ trì thẩm định là cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ.

5. Nội dung thẩm định

a) Tính phù hợp của mục tiêu chương trình, dự án, mục đích tiếp nhận phi dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và thụ hưởng chương trình, dự án;

b) Tư cách pháp nhân của các bên cung cấp viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ và tính hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam của các tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bên tiếp nhận viện trợ;

c) Khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của Chủ khoản viện trợ; khả năng đóng góp đối ứng của phía Việt Nam;

d) Các nội dung về cơ chế tài chính trong nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách của chương trình, dự án dành cho các hạng mục chủ yếu của chương trình, dự án;

đ) Những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của các bên tham gia;

e) Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội, khả năng vận dụng kết quả chương trình, dự án vào thực tiễn và tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc; hiệu quả sử dụng khoản viện trợ phi dự án.

6. Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Thông tư 11/2024/TT-BKHĐT quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính?
lawnet.vn
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp không?
lawnet.vn
Trường hợp nào áp dụng chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn? Thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến có bắt buộc phải trong giờ hành chính không?
lawnet.vn
Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng gói thầu dịch vụ tư vấn mới nhất 2024?
lawnet.vn
Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu áp dụng từ ngày 15/6/2024?
lawnet.vn
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính theo Thông tư 11/2024/TT-BKHĐT?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài mới nhất năm 2024?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài mẫu 01/ntnn? Tổ chức, cá nhân nào phải nộp thuế nhà thầu nước ngoài?
lawnet.vn
Mẫu 03/NTNN tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ trên doanh thu?
lawnet.vn
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ kê khai, nộp thuế nhà thầu là khi nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;