Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại? Xin được hỏi những vấn đề trên trong nội dung quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại như sau:

1. Là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ quản lý nhà nước về viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

2. Chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ theo thẩm quyền.

3. Chủ trì thẩm định và tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

4. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp hằng năm về tình hình quản lý và sử dụng viện trợ; kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

5. Kiểm tra việc tuân thủ quy định về tiếp nhận, phê duyệt, triển khai thực hiện theo thẩm quyền đối với các cơ quan, đơn vị tiếp nhận viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại như sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ hướng dẫn về quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ.

2. Tham gia ý kiến đối với các khoản viện trợ theo quy định.

3. Quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

4. Tổng hợp tình hình quản lý tài chính đối với khoản viện trợ. Định kỳ hàng năm gửi báo cáo tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Kiểm tra giám sát tình hình quản lý tài chính và tuân thủ quy định tài chính đối với các tổ chức, đơn vị tiếp nhận viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Gói thầu tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá E-HSĐXKT đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà đầu tư là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 115?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02A Tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;