Doanh nghiệp kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn phải duy trì vốn chủ sở hữu là bao nhiêu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 09/12/2022

Doanh nghiệp kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn phải duy trì vốn chủ sở hữu là bao nhiêu? Thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán là tổ chức được phép góp tối đa bao nhiêu? Những trường hợp nào doanh nghiệp kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn không được thực hiện kiểm toán?

Xin chào ban biên tập, tôi đang có dự định thành lập một công ty kiểm toán dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và đang tìm hiểu quy định pháp luật điều chỉnh, tôi có thắc mắc là sau khi thành lập doanh nghiệp kiểm toán thì chúng tôi phải duy trì vốn chủ sở hữu là bao nhiêu? Nếu có tổ chức góp vốn vào công ty thì có giới hạn mức trần khi góp vốn không? Xin được giải đáp.

    • 1. Doanh nghiệp kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn phải duy trì vốn chủ sở hữu là bao nhiêu?

      Căn cứ Điều 5 Nghị định 17/2012/NĐ-CP' onclick="vbclick('21366', '383589');" target='_blank'>Điều 5 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:

      1. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.

      2. Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

      Như vậy, sau khi thành lập doanh nghiệp kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.

      2. Thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán là tổ chức được phép góp tối đa bao nhiêu?

      Theo Điều 6 Nghị định 17/2012/NĐ-CP' onclick="vbclick('21366', '383589');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 17/2012/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 151/2018/NĐ-CP ' onclick="vbclick('5DE56', '383589');" target='_blank'>Điều 3 Nghị định 151/2018/NĐ-CP quy định thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

      1. Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.

      2. Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.(đã bị bãi bỏ)

      3. Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.

      Theo đó, nếu có thành viên là tổ chức góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên thì tổ chức đó chỉ được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty.

      3. Những trường hợp nào doanh nghiệp kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn không được thực hiện kiểm toán?

      Tại Điều 9 Nghị định 17/2012/NĐ-CP' onclick="vbclick('21366', '383589');" target='_blank'>Điều 9 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán như sau:

      Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán quy định tại Điều 30 của Luật kiểm toán độc lập được hướng dẫn cụ thể như sau:

      1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề một trong các dịch vụ sau cho đơn vị được kiểm toán:

      a) Công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính;

      b) Thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ;

      c) Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ;

      d) Các dịch vụ khác có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

      2. Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc đang nắm giữ cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

      3. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc nắm giữ cổ phiếu, góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán.

      4. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

      5. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán có các mối quan hệ sau:

      a) Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;

      b) Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;

      c) Được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: Vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

      d) Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;

      đ) Cùng là công ty hoặc pháp nhân thuộc cùng một mạng lưới theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

      6. Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hoặc các dịch vụ kiểm toán khác cho chính doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

      7. Đơn vị được kiểm toán là tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán; đơn vị được kiểm toán là công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, công ty cùng tập đoàn của tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán.

      8. Doanh nghiệp kiểm toán tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức vào đơn vị được kiểm toán.

      9. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.

      Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn không được thực hiện kiểm toán trong những trường hợp trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn