Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 29/10/2022

Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? Kiểm tra, bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân? Danh mục văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân gồm những gì? Các loại văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy trong phát hành, tiếp nhận văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân?

Nhờ anh/chị tư vấn giúp tôi theo quy định mới nhất của luật, tôi cảm ơn.

    • Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

      Căn cứ Điều 6 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022' onclick="vbclick('81E31', '379546');" target='_blank'>Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử như sau:

      1. Thời điểm gửi văn bản điện tử là thời điểm văn bản điện tử đó được phát hành trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành và có hồi báo văn bản gửi thành công.

      2. Thời điểm nhận văn bản điện tử là thời điểm văn bản điện tử được nhập vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành mà bên nhận có thể truy cập và sử dụng văn bản điện tử từ thời điểm đó hoặc được bên nhận xác nhận hoặc hệ thống quản lý văn bản và điều hành ghi nhận phát hành thành công.

      2. Kiểm tra, bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân?

      Theo Điều 7 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022' onclick="vbclick('81E31', '379546');" target='_blank'>Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định kiểm tra, bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử như sau:

      1. Tính toàn vẹn của văn bản điện tử là khi nội dung của văn bản điện tử không bị thay đổi trong suốt quá trình trao đổi, xử lý và phát hành.

      2. Văn bản điện tử được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên các thông tin cơ bản sau đây:

      a) Thể thức văn bản bao gồm: Quốc hiệu và tiêu ngữ; tên cơ quan, đơn vị ban hành văn bản; số và ký hiệu văn bản; địa danh và thời gian ban hành văn bản; tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; nội dung văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu, chữ ký của cơ quan, đơn vị; nơi nhận;

      b) Cấu trúc tệp dữ liệu chứa văn bản điện tử.

      3. Danh mục văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân gồm những gì?

      Tại Khoản 1 Điều 8 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022' onclick="vbclick('81E31', '379546');" target='_blank'>Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định danh mục văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân như sau:

      1. Danh mục văn bản điện tử

      a) Văn bản quy phạm pháp luật: Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

      b) Văn bản hành chính: Quyết định (cá biệt), Chỉ thị, Quy chế, Quy định, Thông báo, Hướng dẫn, Chương trình, Kế hoạch, Phương án, Đề án, Dự án, Báo cáo, Tờ trình, Công văn, Công điện, Giấy ủy quyền, Giấy mời, Phiếu gửi, Phiếu chuyển, Phiếu báo....

      c) Các loại văn bản gửi, nhận điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

      4. Các loại văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy trong phát hành, tiếp nhận văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân?

      Tại Khoản 2 Điều 8 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022' onclick="vbclick('81E31', '379546');" target='_blank'>Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định các loại văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy như sau:

      2. Các loại văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy

      a) Văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Quyết định 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

      b) Văn bản theo danh mục do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định ngoài các văn bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn