Kế hoạch tăng tỷ lệ kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%?

Kế hoạch tăng tỷ lệ kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%?

Kế hoạch tăng tỷ lệ kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%?

Tại Tiểu mục 1, Mục II Kế hoạch hành động cập nhật Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 có quy định mục tiêu chiến lược về lĩnh vực phát thanh truyền hình như sau:

Mục tiêu Chiến lược cập nhật

1. Về lĩnh vực phát thanh, truyền hình

a) 80% người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các kênh chương trình này.

b) Tăng thời lượng phát sóng của các kênh phát thanh địa phương và các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu (kênh thiết yếu) của địa phương; các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia đảm bảo phát sóng 24 giờ/ngày

c) Bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu từ 70% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước); việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh đó.

d) Tăng doanh thu dịch vụ của các đài phát thanh, truyền hình từ 9.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng.

đ) Tỷ lệ kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%.

e) Tăng thuê bao truyền hình trả tiền từ 17 triệu lên 25 triệu người dùng.

g) Tăng doanh thu truyền hình trả tiền từ 9.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.

h) Tăng thuê bao truyền hình trả tiền OTT TV từ 3 triệu lên 12 triệu người dùng.

i) Tăng doanh thu truyền hình trả tiền OTT TV từ 300 tỷ đồng lên 6000 tỷ đồng.

k) Phát triển 02 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện quốc gia.

l) Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật về phát sóng phát thanh số mặt đất.

Như vậy, một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 là sẽ có tỷ lệ kênh phát thanh kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%.

Kế hoạch tăng tỷ lệ kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%? (Hình từ Internet)

Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có đưa ra mục tiêu gì trong lĩnh vực thông tin điện tử?

Tại Tiểu mục 1, Mục II Kế hoạch hành động cập nhật Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 có quy định mục tiêu về lĩnh vực thông tin điện tử như sau:

- Xử lý từ 80% trở lên các trang thông tin điện tử và mạng xã hội có hoạt động “báo hóa”, tiến tới xử lý dứt điểm.

- Đấu tranh, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới đạt từ 90% - 95%.

- Tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam từ 90 triệu tài khoản lên 120 triệu tài khoản.

- Thị phần quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 5-10%.

- Tăng doanh thu ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong nước từ 400 triệu USD lên 800 triệu USD; tỷ lệ trò chơi điện tử sản xuất trong nước chiếm 25%.

Kế hoạch hành động cập nhật thực thi Chiến lược có mấy nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm?

Tại Tiểu mục 3, Mục II Kế hoạch hành động cập nhật Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 có quy định có 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của kế hoạch hành động cập nhật thực thi Chiến lược bao gồm:

(1) Hoàn thiện môi trường pháp lý

-Tổng kết thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016

- Tham mưu Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

- Xây dựng các thông tư hướng dẫn Nghị định 71/2022/NĐ-CP

- Xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về phát thanh số

(2) Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ chuyên đề

- Quản lý thông tin trên môi trường mạng, tăng tỷ lệ thông tin tích cực

- Xử lý tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội

- Thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước.

(3) Chuyển đổi số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số, ứng dụng công nghệ

- Thúc đẩy hình thành nền tảng truyền hình số quốc gia

- Thúc đẩy hình thành nền tảng phát thanh số quốc gia

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp các ứng dụng, nền tảng số quốc gia trên thiết bị thông minh, tiến tới xây dựng một số Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị/tivi thông minh

- Triển khai hệ thống báo cáo trực tuyến lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin Giấy phép lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

- Vận hành cổng thông tin điện tử về trò chơi điện tử trên mạng

- Vận hành trang fanpage của Cục để đăng thông báo tin giả và tin quản lý lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

(4) Công tác chỉ đạo điều hành.

- Phối hợp quản lý lĩnh vực với các Sở TTTT theo các Biên bản phối hợp công tác

- Thẩm định cấp thẻ nhà báo giai đoạn 2021-2025 lĩnh vực PTTH

- Công tác thi đua khen thưởng lĩnh vực phát thanh, truyền hình

- Tổ chức Hội thảo giao ban quản lý hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền

- Triển khai công tác quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình trên toàn quốc

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Từ 01/8/2024, công dân có thể bấm biển số xe trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu không?
lawnet.vn
Từ ngày 01/10/2024, quy trình mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử được thực hiện thế nào?
lawnet.vn
Đã có Thông tư 03/2024/TT-BTTTT quy hoạch băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT?
lawnet.vn
Đã có Bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát?
lawnet.vn
Hồ sơ cấp chứng thư số của thuê bao từ ngày 09/5/2024 bao gồm có những gì?
lawnet.vn
Ban hành Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở?
lawnet.vn
Tổng cục Thuế yêu cầu kiểm tra kê khai, nộp thuế livestream bán hàng online?
lawnet.vn
Hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Chứng từ điện tử bao gồm những loại nào? Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị như bản gốc không?
lawnet.vn
Có thể bấm biển số xe trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu kể từ ngày 01/8/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;