Chế độ báo cáo định kỳ về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/11/2022

Chế độ báo cáo định kỳ về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào? Chế độ báo cáo đột xuất về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước ra sao? Lưu trữ tài liệu mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?

Mong được giải đáp theo quy định mới nhất!

    • 1. Chế độ báo cáo định kỳ về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT' onclick="vbclick('82D7E', '380201');" target='_blank'>Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về chế độ báo cáo định kỳ về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:

      1. Chế độ báo cáo định kỳ

      a) Tên báo cáo: Báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.

      b) Nội dung yêu cầu báo cáo:

      - Hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;

      - Đề xuất, kiến nghị để bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 trong giai đoạn tiếp theo.

      c) Đối tượng thực hiện báo cáo:

      - Cục Bưu điện Trung ương;

      - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

      - Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

      d) Cơ quan nhận và thời hạn gửi báo cáo:

      - Cục Bưu điện Trung ương có trách nhiệm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm, trước ngày 20 tháng 01 năm sau liền kề đối với báo cáo năm;

      - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo Cục Bưu điện Trung ương; Bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau liền kề đối với báo cáo năm.

      đ) Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử có chữ ký số của người đại diện đơn vị lập báo cáo và gửi đến cơ quan nhận báo cáo qua hệ thống văn bản điện tử.

      e) Tần suất thực hiện báo cáo: 06 tháng và hằng năm.

      g) Thời gian chốt số liệu báo cáo:

      - Báo cáo 06 tháng đầu năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6;

      - Báo cáo năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.

      h) Các đối tượng thực hiện báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

      2. Chế độ báo cáo đột xuất về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước ra sao?

      Theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT' onclick="vbclick('82D7E', '380201');" target='_blank'>Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về chế độ báo cáo đột xuất về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:

      2. Chế độ báo cáo đột xuất

      a) Chế độ báo cáo đột xuất được thực hiện để giúp đơn vị quản lý nhà nước tổng hợp các thông tin ngoài các thông tin theo chế độ báo cáo định kỳ quy định tại khoản 1 Điều này.

      b) Báo cáo đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản hành chính.

      c) Kết cấu, nội dung, phương thức, thời gian chốt số liệu, thời hạn báo cáo đột xuất, nơi nhận báo cáo và các nội dung khác có liên quan được thực hiện theo văn bản yêu cầu.

      3. Lưu trữ tài liệu mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?

      Tại Điều 13 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT' onclick="vbclick('82D7E', '380201');" target='_blank'>Điều 13 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về lưu trữ tài liệu mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:

      1. Tài liệu bản giấy về bưu gửi KT1 là các tài liệu được tạo lập ở dạng văn bản hình thành trong quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.

      2. Tài liệu điện tử về bưu gửi KT1 là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1. Tài liệu lưu trữ điện tử được bảo quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ riêng biệt.

      3. Thời hạn lưu trữ tối thiểu là 02 (hai) năm đối với tài liệu bản giấy, 05 (năm) năm đối với tài liệu điện tử kể từ ngày bưu gửi KT1 được chấp nhận.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT Tải về
    • Điều 13 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn