Việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc được thực hiện như thế nào?

Cho hỏi: Theo quy định thì việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc được quy định ra sao?

Việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc được thực hiện theo quy định tại Phần II Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể như sau:

Trình tự thực hiện

- Người có yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

- Nếu thấy việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung thông tin hộ tịch/xác định lại dân tộc tương ứng cấp cho người có yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung thông tin hộ tịch/xác định lại dân tộc và Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, công chức làm công tác hộ tịch cùng người yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc ký vào Sổ.

Cách thức thực hiện:

- Người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện;

- Người thực hiện đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Trân trọng.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ Đảng mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01-HD Báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9/11/2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ trình ký thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ ngày 16/12/2024 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 4 tháng 11 là ngày gì? Chính quyền địa phương ở tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên đánh bạc có bị khai trừ khỏi đảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;