Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức và không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Xây dựng

Cho hỏi pháp luật quy định như thế nào về việc ứng sử của cán bộ , công chức, viên chức giữ chức và không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Xây dựng? Mong được anh/chị giải đáp.

Ứng xử của cán bộ , công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Xây dựng

Căn cứ Điều 5 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 1393/QĐ-BXD năm 2021 có quy định về việc ứng xử của cán bộ , công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Xây dựng như sau:

1. Phải đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín thấp hoặc không đủ sức khỏe để công tác. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.

2. Công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; nắm bắt kịp thời tâm lý, lối sống, lề lối làm việc, tạo sự công bằng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; cần tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới.

3. Bảo vệ quyền lợi, danh dự của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.

4. Xây dựng môi trường làm việc của cơ quan, đơn vị năng động, chuyên nghiệp; giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong tổ chức của mình.

Ứng xử của công chức, viên chức và người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Xây dựng

Căn cứ Điều 6 Quy tắc này việc ứng xử của công chức, viên chức và người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Xây dựng như sau:

1. Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Không được lợi dụng việc phát biểu ý kiến, việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp; không nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng.

3. Đối với đồng nghiệp;

a) Phái có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

b) Không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng thiếu lành mạnh, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở. Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, công chức được miễn phần thi ngoại ngữ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp tạm đình chỉ công tác đối với công chức áp dụng từ ngày 17/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án 06 của Chính phủ có mấy quan điểm chỉ đạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh áp dụng từ ngày 04/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án nhân dân tối cao thông báo tuyển dụng công chức bổ sung đợt 1 năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;