Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân?

Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân? Hội thẩm nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân?

Căn cứ Điều 123 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2024 quy định những người không được làm Hội thẩm:

Những người không được làm Hội thẩm

1. Người đang giữ chức danh tư pháp, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của luật.

2. Luật sư.

3. Công chứng viên.

4. Thừa phát lại.

5. Trợ giúp viên pháp lý.

Hội thẩm nhân dân là người đại diện của Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án. Theo quy định trên, những đối tượng sau không được làm Hội thẩm nhân dân:

- Người đang giữ chức danh tư pháp, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

- Luật sư.

- Công chứng viên.

- Thừa phát lại

- Trợ giúp viên pháp lý.

Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân? (Hình từ Internet)

Hội thẩm nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

Căn cứ Điều 122 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định tiêu chuẩn Hội thẩm:

Tiêu chuẩn Hội thẩm

1. Người được bầu, cử làm Hội thẩm phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;

b) Từ đủ 28 tuổi đến 70 tuổi;

c) Có kiến thức pháp luật;

d) Có hiểu biết xã hội;

đ) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

e) Không đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; không bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc;

g) Không thuộc trường hợp đang bị xử lý hình sự hoặc đã bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

h) Không thuộc trường hợp đã bị bãi nhiệm Hội thẩm.

...

Như vậy, Hội thẩm nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

[1] Người được bầu, cử làm Hội thẩm

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;

- Từ đủ 28 tuổi đến 70 tuổi;

- Có kiến thức pháp luật;

- Có hiểu biết xã hội;

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Không đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; không bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc;

- Không thuộc trường hợp đang bị xử lý hình sự hoặc đã bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

- Không thuộc trường hợp đã bị bãi nhiệm Hội thẩm.

[2] Người được bầu làm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;

- Từ đủ 28 tuổi đến 70 tuổi;

- Có kiến thức pháp luật;

- Có hiểu biết xã hội;

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Không đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; không bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc;

- Không thuộc trường hợp đang bị xử lý hình sự hoặc đã bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

- Không thuộc trường hợp đã bị bãi nhiệm Hội thẩm.

- Có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.

Hội thẩm nhân dân bị bãi nhiệm khi nào?

Căn cứ Điều 129 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm:

Miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm

1. Hội thẩm có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, theo nguyện vọng cá nhân hoặc lý do chính đáng khác.

2. Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm.

Theo đó, Hội thẩm nhân dân bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền ngày 15 4 kỷ niệm 51 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát cơ động hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 4 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận và Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời tuyên thệ của Đảng viên mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc sáp nhập đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Nội vụ đề xuất 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Nội vụ đề xuất 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) ở đâu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;