Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/12/2022

Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? Quyết định thành lập Ủy ban lâm thời trong kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn theo quy định mới nhất, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • 1. Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

      Tại Điều 45 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội như sau:

      1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.

      2. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

      3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

      4. Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội bị đề nghị bãi nhiệm có quyền phát biểu ý kiến.

      5. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

      6. Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.

      7. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.

      8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.

      9. Quốc hội thảo luận.

      10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

      11. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

      2. Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

      Tại Điều 46 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội như sau:

      1. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội bao gồm:

      a) Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội;

      b) Dự thảo nghị quyết;

      c) Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;

      d) Tài liệu khác (nếu có).

      2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội theo trình tự sau đây:

      a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình bày tờ trình;

      b) Đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;

      c) Quốc hội thảo luận;

      d) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

      đ) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

      3. Quyết định thành lập Ủy ban lâm thời trong kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?

      Tại Điều 47 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về quyết định thành lập Ủy ban lâm thời trong kỳ họp Quốc hội như sau:

      1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban lâm thời bao gồm:

      a) Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Ủy ban lâm thời;

      b) Dự thảo nghị quyết về việc thành lập Ủy ban lâm thời.

      Dự thảo nghị quyết quy định nhiệm vụ, quyền hạn, danh sách thành viên, phương thức hoạt động, thời điểm kết thúc nhiệm vụ của Ủy ban lâm thời;

      c) Tài liệu khác (nếu có).

      2. Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban lâm thời theo trình tự sau đây:

      a) Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình;

      b) Quốc hội thảo luận;

      c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

      d) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn