Trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong phối hợp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/11/2022

Trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong phối hợp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như thế nào? Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo trong phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương? Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương? 

    • 1. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong phối hợp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như thế nào?

      Căn cứ Điều 11 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022' onclick="vbclick('81AD4', '380062');" target='_blank'>Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong phối hợp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như sau:

      Văn phòng Bộ có trách nhiệm kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo và thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BCT.

      2. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo trong phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương?

      Theo Điều 12 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022' onclick="vbclick('81AD4', '380062');" target='_blank'>Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo trong phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như sau:

      1. Chuẩn bị hồ sơ gửi Vụ Pháp chế để lấy ý kiến Lãnh đạo Bộ và chủ trì việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Lãnh đạo Bộ trước khi trình Bộ trưởng để ký ban hành hoặc ký trình cơ quan có thẩm quyền ký ban hành theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      2. Hoàn thiện hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và ký tắt để trình Bộ trưởng ký ban hành hoặc ký trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định tại Điều 35 và Điều 39 Thông tư số 08/2021/TT-BCT; có công văn gửi Vụ Pháp chế đề nghị ký tắt dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành. Dự thảo Thông tư trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành được lập thành 2 bản, trong đó bản ký tắt để lưu tại văn thư Bộ và phát hành bản không có chữ ký tắt.

      3. Đăng tải, đăng công báo đối với văn bản quy phạm pháp luật

      a) Đối với Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định: Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin để xây dựng Thông cáo báo chí, cung cấp thông tin để cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 36 và Điều 38 Thông tư số 08/2021/TT-BCT;

      b) Đối với Thông tư, Thông tư liên tịch: Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ gửi Vụ Pháp chế toàn văn thông tư, thông tư liên tịch (bản điện tử định dạng “.doc” của văn bản và bản PDF có dấu đỏ) để đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Điều 40 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      4. Thực hiện công bố thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì xây dựng và phối hợp với Văn phòng Bộ trong các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính khác theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BCT.

      5. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật đối với văn bản do đơn vị mình chủ trì soạn thảo khi được sửa đổi, bổ sung và thực hiện pháp điển đối với văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì soạn thảo theo quy định tại Điều 37 và Điều 41 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      6. Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế để phổ biến văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 43 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      7. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và các Thứ trưởng về thời gian có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

      3. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương?

      Tại Điều 13 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022' onclick="vbclick('81AD4', '380062');" target='_blank'>Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như sau:

      1. Thực hiện lấy ý kiến Lãnh đạo Bộ và gửi tổng hợp ý kiến các Lãnh đạo Bộ cho đơn vị chủ trì soạn thảo để giải trình, tiếp thu theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      2. Phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo để ký tắt vào dự thảo Thông tư, Thông tư liên tịch trình Bộ trưởng ký ban hành theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      3. Thực hiện việc đăng tải, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Điều 36, Điều 37 và Điều 40 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      4. Phối hợp với các đơn vị trong công tác hợp nhất, pháp điển theo quy định tại Điều 41 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      5. Chủ trì việc dịch và phổ biến văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn