Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/12/2022

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thương mại và đầu tư kinh doanh nước ngoài như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào?

      Tại Khoản 22 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('843DF', '384052');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về như sau:

      22. Về hội nhập kinh tế quốc tế:

      a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật;

      b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm đàm phán mới, sửa đổi, mở rộng và nâng cấp các điều ước quốc tế này; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;

      c) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

      d) Tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động của các tổ chức tham gia hội nhập kinh tế quốc tế theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

      (Hình ảnh minh họa)

      Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương là gì?

      Tại Khoản 23 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('843DF', '384052');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương như sau:

      23. Về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương:

      a) Tổ chức nghiên cứu, đàm phán, ký kết, gia nhập và thực thi các thỏa thuận và điều ước quốc tế song phương hoặc khu vực về hợp tác thương mại và công nghiệp trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước và vùng lãnh thổ;

      b) Tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác song phương, hợp tác khu vực và tiểu vùng thuộc phạm vi quản lý của bộ;

      c) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất thành lập, theo dõi và triển khai hoạt động của các Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Tiểu ban hỗn hợp, Nhóm công tác chung, các diễn đàn về kinh tế, thương mại, công nghiệp, các cơ chế hợp tác khu vực và song phương giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp;

      d) Nghiên cứu thị trường, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về công nghiệp, thương mại, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển thị trường ngoài nước; phát hiện và tháo gỡ rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; triển khai hoạt động hướng dẫn tiếp cận thị trường và hoạt động kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường ngoài nước;

      đ) Hướng dẫn hoạt động thương mại của các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài;

      e) Phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo công tác chuyên môn về thương mại đối với cán bộ biệt phái của bộ tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

      g) Đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.

      Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thương mại và đầu tư kinh doanh nước ngoài như thế nào?

      Tại Khoản 24 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('843DF', '384052');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hiện diện thương mại và đầu tư kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và theo quy định pháp luật như sau:

      24. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hiện diện thương mại và đầu tư kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và theo quy định pháp luật, bao gồm:

      a) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của pháp luật;

      b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

      c) Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn