Tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động Thành phố Hà Nội?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/12/2021

Tồn tại và hạn chế trong hoạt động của Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động Thành phố Hà Nội 2015-2020 thể hiện như thế nào?

    • Căn cứ Tiểu mục 2 Mục II Phần II Đề án rà soát, sắp xếp đội ngũ hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định 4903/QĐ-UBND năm 2021' onclick="vbclick('78DE0', '355036');" target='_blank'>Quyết định 4903/QĐ-UBND năm 2021) quy định:

      Tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động Thành phố Hà Nội 2015-2020:

      - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số địa phương trong giải quyết tranh chấp lao động, rà soát, kiện toàn hòa giải viên lao động chưa được thực hiện thường xuyên, chưa quyết liệt nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả của công tác hòa giải của hòa giải viên lao động.

      - Ở một số quận, huyện công tác hòa giải còn mang tính hình thức, kết quả hòa giải thành chưa cao, làm hạn chế kết quả và chất lượng giải quyết tranh chấp lao động chung trên địa bàn Thành phố.

      - Nguồn nhân lực thực hiện công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp về lao động, đặc biệt là đội ngũ hòa giải viên lao động - yếu tố then chốt, có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác hòa giải nhưng đội ngũ này hiện vừa thiếu, chất lượng cũng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

      - Một số chính quyền địa phương chưa có chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia của những người có kinh nghiệm, kiến thức pháp luật giỏi trong lĩnh vực quan hệ lao động (luật sư, luật gia...) và đủ tiêu chuẩn để tham gia làm hòa giải viên lao động.

      - Hoạt động hòa giải, trọng tài lao động còn bất cập. Vai trò của hòa giải viên lao động mới chỉ giới hạn trong giải quyết tranh chấp một cách bị động khi được yêu cầu. Vai trò của hội đồng trọng tài lao động không khác biệt với hòa giải viên, chỉ dừng lại ở vai trò hỗ trợ hai bên hòa giải.

      - Số vụ giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động chưa nhiều do một số bộ phận người lao động chưa biết hoặc chưa, hiểu đúng về các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động thông qua hòa giải viên lao động nên vẫn yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua khiếu nại, tố cáo.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn