Thành phố Huế chính thức trực thuộc trung ương từ ngày 01/01/2025?
Thành phố Huế chính thức trực thuộc trung ương từ ngày 01/01/2025?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 175/2024/QH15 thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với 458/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội. Nghị quyết 175/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Theo đó, thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông.
Xem chi tiết Nghị quyết 175/2024/QH15 Tại đây
Thành phố Huế chính thức trực thuộc trung ương từ ngày 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương?
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên
- Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên
- Đơn vị hành chính trực thuộc:
+ Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên
+ Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận
- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt như sau:
+ Cân đối thu chi ngân sách: Đủ
+ Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (lần): 1,75
+ Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước
+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước
+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%
Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương:
Điều 15. Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.
2. Diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 50 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.
3. Số đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;
b) Có tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 40% trở xuống được tính 1 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.
[...]
Như vậy, tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm
- Diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 50 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm
- Số đơn vị hành chính trực thuộc:
+ Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm
+ Có tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 40% trở xuống được tính 1 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
+ Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 15 điểm
+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm
+ Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở xuống được tính 1 điểm; trên 65% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm
+ Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm
+ Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm
+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm
- Yếu tố đặc thù: dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.