Thẩm quyền cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc về ai?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/11/2022

Thẩm quyền cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc về ai? Hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Bộ Tư pháp là gì? Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ tư pháp như thế nào?

Mong nhận được sự hỗ trợ!

    • 1. Thẩm quyền cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc về ai?

      Căn cứ Điều 5 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022' onclick="vbclick('7F224', '381790');" target='_blank'>Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về thẩm quyền cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:

      1. Bộ trưởng quyết định cử công chức, viên chức đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng với các đối tượng sau:

      a) Chương trình đào tạo sau đại học và bồi dưỡng ở nước ngoài cho công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều này;

      b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước đối với Thứ trưởng và tương đương, Vụ trưởng và tương đương các đơn vị thuộc Bộ.

      2. Thứ trưởng được phân công phụ trách lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức quyết định cử công chức, viên chức đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước tương ứng với các đối tượng sau:

      a) Chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước cho công chức, viên chức từ Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống các đơn vị thuộc Bộ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này;

      b) Chương trình bồi dưỡng ở trong nước cho công chức, viên chức là Phó Vụ trưởng và tương đương các đơn vị thuộc Bộ.

      3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử công chức đi học các chương trình đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng ở trong nước tương ứng với các đối tượng là công chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của các đơn vị thuộc Bộ, trừ Cục Công tác phía Nam.

      4. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử công chức, viên chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều này.

      5. Thủ trưởng đơn vị có đơn vị sự nghiệp được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử viên chức của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước.

      6. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và Giám đốc Học viện Tư pháp được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử viên chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài. Trường hợp nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người thì phải lấy ý kiến Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ và báo cáo Thứ trưởng phụ trách đơn vị cho chủ trương trước khi quyết định cử.

      7. Trong trường hợp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu việc chọn, cử phải do Bộ Tư pháp thực hiện thì Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ sẽ quyết định cử công chức, viên chức của các đơn vị đi đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thẩm quyền phân cấp tương ứng.

      2. Hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Bộ Tư pháp là gì?

      Theo Điều 4 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022' onclick="vbclick('7F224', '381790');" target='_blank'>Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Bộ Tư pháp như sau:

      Hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng.

      3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ tư pháp như thế nào?

      Tại Điều 3 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022' onclick="vbclick('7F224', '381790');" target='_blank'>Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ tư pháp như sau:

      1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện và có phân công, phân cấp đối với các đơn vị thuộc Bộ.

      2. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; yêu cầu của vị trí việc làm; phù hợp với quy hoạch cán bộ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch sử dụng công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; công tác đào tạo, bồi dưỡng cần liên tục đổi mới phù hợp với tình hình chung.

      3. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức; khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; chỉ cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, uy tín, có chương trình đào tạo chuyên sâu phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của Bộ Tư pháp.

      4. Bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả.

      5. Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

      6. Không cử công chức, viên chức đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng có trùng lịch học.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn