Sau dấu hai chấm viết hoa hay viết thường theo Nghị định 30?

Xin hỏi: Sau dấu hai chấm viết hoa hay viết thường theo Nghị định 30? - Câu hỏi của bạn Linh (Hà Nội).

Sau dấu hai chấm viết hoa hay viết thường theo Nghị định 30?

Tại Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về kỹ thuật trình bày văn bản:

Kỹ thuật trình bày văn bản

Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.

Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP có không có quy định về việc viết hoa sau dấu hai chấm như sau:

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI

...

III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ

1. Tên địa lý Việt Nam

...

2. Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

...

IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

,...

2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

...

V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động,...

...

Theo đó, việc viết hoa trong văn bản hành chính chỉ được quy định đối với các trường hợp như: viết hoa sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng; danh từ riêng chỉ tên người; tên cơ quan, tổ chức và một số trường hợp khác.

Như vậy, trong văn bản hành chính không quy định sau dấu hai chấm phải viết hoa. Do đó, sau dấu hai chấm có thể viết thường.

Sau dấu hai chấm viết hoa hay viết thường theo Nghị định 30? (Hình từ Internet)

Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính nào?

Tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau:

Thể thức văn bản

1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

c) Số, ký hiệu của văn bản.

d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

e) Nội dung văn bản.

g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

i) Nơi nhận.

3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác

a) Phụ lục.

b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

Như vậy, thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính sau:

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Số, ký hiệu của văn bản.

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

- Nội dung văn bản.

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

- Nơi nhận.

Ngoài ra, văn bản hành chính cũng có thể bổ sung:

- Phụ lục.

- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

- Địa chỉ cơ quan, tổ chức;

- Thư điện tử;

- Trang thông tin điện tử;

- Số điện thoại; số Fax.

Hiện nay có bao nhiêu loại văn bản hành chính?

Tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, văn bản hành chính có các loại như sau:

- Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định,

- Thông cáo, thông báo, hướng dẫn.

- Chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo.

- Biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ.

- Bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép.

- Phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức trúng tuyển không phải thực hiện chế độ tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh về thần kinh không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở là gì? Mức tiền thưởng kèm theo là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt được hưởng các chế độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định thực hiện công tác dân vận của lực lượng CAND?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;