Những quyền lợi công dân nữ được hưởng khi tham gia nghĩa vụ quân sự?

Cho tôi hỏi công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự thì được hưởng những quyền lợi nào? Câu hỏi từ chị Thoa (Huế)

Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 là gì?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 như sau:

(1) Tuổi đời

- Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

- Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

(2) Tiêu chuẩn chính trị

- Thực hiện theo quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với các cơ quan sau:

+ Cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội;

+ Lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ;

+ Lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp;

(3) Tiêu chuẩn sức khỏe

- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định.

- Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

(4) Tiêu chuẩn văn hóa

- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp.

- Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Những quyền lợi công dân nữ được hưởng khi tham gia nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)

Ngành, nghề chuyên môn nào của công dân nữ phù hợp với yêu cầu Quân đội nhân dân?

Tại Điều 3 Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân như sau:

(1) Công dân nữ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

- Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật;

- Báo chí và Truyền thông: Báo chí học; Truyền thông đại chúng;

- Văn thư - lưu trữ: Lưu trữ học; Bảo tàng học;

- Tài chính;

- Kế toán;

- Luật: Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế;

- Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin;

- Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật ra đa - dẫn đường; Kỹ thuật viễn thông; Kỹ thuật mật mã;

- Y, Dược:

+ Vi sinh học;

+ Ký sinh trùng y học;

+ Dịch tễ học;

+ Dược lý và chất độc;

+ Gây mê hồi sức;

+ Hồi sức cấp cứu và chống độc;

+ Ngoại khoa;

+ Sản phụ khoa;

+ Nội khoa;

+ Thần kinh và tâm thần;

+ Ung thư;

+ Lao;

+ Huyết học và truyền máu;

+ Da liễu;

+ Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới;

+ Tai - Mũi - Họng;

+ Nhãn khoa;

+ Y học dự phòng;

+ Phục hồi chức năng;

+ Chẩn đoán hình ảnh;

+ Y học cổ truyền;

+ Dinh dưỡng;

+ Y học hạt nhân;

+ Kỹ thuật hình ảnh y học;

+ Vật lý trị liệu;

+ Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc;

+ Dược lý và dược lâm sàng;

+ Dược học cổ truyền;

+ Kiểm nghiệm thuốc và độc chất;

+ Điều dưỡng;

+ Răng - Hàm - Mặt.

(2) Công dân nữ có trình độ cao đẳng, đại học

- Giáo viên sư phạm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ;

- Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;

- Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;

- Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật Bản; Ngôn ngữ Hàn Quốc và các thứ tiếng khu vực Đông Nam Á;

- Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học;

- Tài chính;

- Kế toán;

- Luật: Luật kinh tế; Luật quốc tế;

- Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng;

- Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;

- Kỹ thuật: Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;

- Y, Dược: Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Y tế công cộng; Kỹ thuật hình ảnh y học; Xét nghiệm y học; Dược học; Hóa dược; Điều dưỡng; Hộ sinh; Phục hồi chức năng; Răng - Hàm - Mặt; Kỹ thuật phục hình răng.

(3) Công dân nữ có trình độ trung cấp

- Máy tính và công nghệ thông tin:

+ Truyền thông và mạng máy tính;

+ Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính;

+ Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính;

+ Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính;

+ Quản trị hệ thống;

+ Quản trị mạng máy tính;

+ Lập trình/Phân tích hệ thống;

+ Thiết kế và quản lý Website;

+ Hệ thống thông tin văn phòng;

+ Tin học ứng dụng;

- Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;

- Y, Dược: Nữ hộ sinh; Điều dưỡng; Y học cổ truyền; Răng, Hàm, Mặt; Dược học;

- Tài chính - Kế toán: Tài chính, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội;

- Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin;

- Nghệ thuật trình diễn:

+ Sáng tác âm nhạc;

+ Thanh nhạc;

+ Biên kịch sân khấu;

+ Diễn viên sân khấu kịch hát;

+ Đạo diễn sân khấu;

+ Biên kịch điện ảnh - truyền hình;

+ Diễn viên kịch - điện ảnh;

+ Đạo diễn điện ảnh - truyền hình;

+ Quay phim;

+ Biên đạo múa;

+ Huấn luyện múa;

- Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;

- Hàng không: Kiểm soát không lưu; nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông hàng không.

Những quyền lợi công dân nữ được hưởng khi tham gia nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự thì được hưởng những quyền lợi sau:

Khi phục vụ tại ngũ

(1) Được nghỉ phép năm quy định tại Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP như sau:

- Công dân nữ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ 10 ngày phép hàng năm và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

- Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền.

- Công dân nữ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

(2) Chế độ phụ cấp thêm và chế độ phụ cấp khuyến khích quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2016/NĐ-CP như sau:

- Ngoài chế độ phụ cấp quân hàm được hưởng theo quy định, công dân nữ phục vụ tại ngũ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

- Công dân nữ phục vụ tại ngũ, hàng tháng được hưởng phụ cấp khuyến khích mức 0,2 so với mức lương cơ sở tương đương 360.000 đồng (mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

(3) Chế độ, chính sách khác quy định tại Điều 5 Nghị định 27/2016/NĐ-CP như sau:

- Được miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng, giá tem thư theo quy định và được cấp cùng kỳ phụ cấp quân hàm hàng tháng.

- Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ theo quy định hiện hành.

- Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa, sức khoẻ, độ tuổi thì được tham gia tuyển sinh theo quy định và được cộng Điểm ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành.

Khi xuất ngũ

Tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần như sau:

- Được nhận trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

- Được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng

- Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tương đương 10.800.000 đồng.

- Được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người;

- Được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Tại Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định công dân nữ khi xuất ngũ được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Lưu ý: Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng (Quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh áp dụng từ ngày 04/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án nhân dân tối cao thông báo tuyển dụng công chức bổ sung đợt 1 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp hằng tháng của quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 01/11/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 08/2024/TT-BTP quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì? Nội dung khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/11/2024, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng 2 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 09/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 66/2024/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;