Nhiệm vụ, quyền hạn của vụ Giáo dục Mầm non thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đang công tác trong lĩnh vực thống kê, bạn Nguyễn Quang Thành có thắc mắc sau mong nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Nhiệm vụ, quyền hạn của vụ Giáo dục Mầm non thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của vụ Giáo dục Mầm non thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 14 Quyết định 3535/QĐ-BGDĐT năm 2014 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:

- Giúp Bộ trưởng quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học của mọi loại hình trường, lớp thuộc giáo dục mầm non; quản lý, đánh giá và tổng hợp về giáo dục mầm non trong cả nước qua từng thời kỳ và năm học. Đề xuất, trình Bộ trưởng các chủ trương, biện pháp đảm bảo phát triển giáo dục mầm non.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng:

+ Xây dựng, ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình, phương thức hoạt động, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, tài liệu thuộc giáo dục mầm non, đề xuất thành lập Hội đồng; làm thường trực và thư ký Hội đồng;

+ Ban hành chương trình giáo dục mầm non; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình thí điểm;

+ Chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi;

+ Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn các loại hình trường, lớp, trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia của giáo dục mầm non. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của các địa phương;

+ Tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu bồi dưỡng, tài liệu hướng dẫn giảng dạy thuộc giáo dục mầm non; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non theo nội dung, chương trình, kế hoạch đã được Bộ trưởng ban hành;

+ Tổng kết, tuyên truyền và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm, kiến thức khoa học về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và trong cộng đồng

- Chủ trì giúp Bộ trưởng chỉ đạo và đánh giá các địa phương trong việc:

+ Quản lý các cơ sở giáo dục mầm non có sự tham gia đầu tư, liên kết của các tổ chức, cá nhân nước ngoài;

+ Ứng dụng các nghiên cứu khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường ở các cơ sở giáo dục mầm non;

+ Đánh giá chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non;

+ Khai thác, ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, góp phần đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và đổi mới kiểm tra đánh giá.

+ Xây dựng và hướng dẫn thực hiện chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 định hướng, gợi ý nội dung sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch trình Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 40 năm 2024 nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết âm lịch 2025 cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD mã số, tiêu chuẩn chức danh; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Xây dựng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Địa chất và khoáng sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?
Hỏi đáp Pháp luật
Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị từ 01/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Đầu tư công 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;