Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh là bao nhiêu năm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/06/2022

Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh là bao nhiêu năm? Nhiệm vụ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh bao gồm những gì? Chào ban biên tập, hiện tại em đang là học sinh thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, em có đam mê về làm ngành Luật, tình cờ em có gặp một bác là Chánh án Tòa án tỉnh thì hơi tò mò nếu được bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh thì nhiệm kỳ làm việc tối đa bao nhiêu năm? Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Xin được giải đáp giúp em. Xin cảm ơn.

    • Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh là bao nhiêu năm?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 42 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

      1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

      Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

      Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh sau khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm thì nhiệm kỳ làm việc là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

      Nhiệm vụ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh bao gồm những gì?

      Theo Khoản 2 Điều trên có quy định như sau:

      2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

      a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

      b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;

      c) Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật này;

      d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án mình và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;

      đ) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao;

      e) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

      g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn