Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao?

Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao? Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao?

Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao?

Ngày 24/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Tại Điều 1 Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại trong hệ thống chính trị, gồm:

- Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật; tham mưu định hướng chiến lược và tổ chức triển khai đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân và công tác đối ngoại tại địa phương theo quy định.

Nghị định 28/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/03/2025

Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao?

Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức:

Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Châu Âu.
2. Vụ Châu Mỹ.
3. Vụ Đông Bắc Á.
4. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
5. Vụ Trung Đông - Châu Phi.
6. Vụ Chính sách đối ngoại.
7. Vụ Ngoại giao kinh tế.
8. Vụ ASEAN.
9. Vụ các Tổ chức quốc tế.
10. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
11. Vụ Thông tin Báo chí.
12. Vụ Tổ chức Cán bộ.
13. Văn phòng Bộ.
14. Thanh tra Bộ.
[...]

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao như sau:

[1] Các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước

- Vụ Châu Âu.

- Vụ Châu Mỹ.

- Vụ Đông Bắc Á.

- Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.

- Vụ Trung Đông - Châu Phi.

- Vụ Chính sách đối ngoại.

- Vụ Ngoại giao kinh tế.

- Vụ ASEAN.

- Vụ các Tổ chức quốc tế.

- Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

- Vụ Thông tin Báo chí.

- Vụ Tổ chức Cán bộ.

- Văn phòng Bộ.

- Thanh tra Bộ.

- Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

- Cục Lãnh sự.

- Cục Lễ tân Nhà nước và Phiên dịch đối ngoại.

- Cục Ngoại vụ và Ngoại giao văn hoá.

- Cục Quản trị Tài vụ.

- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy ban Biên giới quốc gia.

- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

[2] Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao

- Học viện Ngoại giao.

- Báo Thế giới và Việt Nam.

[3] Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý

Ngoài ra, Vụ Châu Âu được tổ chức 05 phòng; các Vụ: Tổ chức Cán bộ, Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ: Châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ Ngoại giao.

Số lượng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là bao nhiêu người?

Căn cứ Điều 21 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ:

Điều 21. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không quá 05, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06, trừ trường hợp do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Theo quy định trên, số lượng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao không quá 06, trừ trường hợp do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Lưu ý: Luật Tổ chức Chính phủ 2025 có hiệu lực từ ngày 01/03/2025

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;